Đau bụng dưới sau khi hút thai lưu có phải dấu hiệu sót thai?

Phương pháp hút thai lưu chân không thường được áp dụng khi thai nhi từ 6 – 12 tuần tuổi. Sau khi hút thai lưu xong bị đau bụng dưới có sao không? Khi nào nên đi khám bác sĩ? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hút thai lưu xong bị đau bụng dưới xảy ra ở nhiều chị em khi phải trải qua thủ thuật này. Tình trạng đau bụng sau hút thai lưu là do tử cung đang co hồi về kích thước ban đầu, đồng thời tống dịch máu còn lại trong buồng tử cung ra ngoài. Nếu đau bụng kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến khám bác sĩ ngay.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Khi nào thì hút thai lưu?
  • Hút thai lưu xong bị đau bụng dưới thì phải xử lý như thế nào?
  • Các biến chứng có thể xảy ra sau khi hút thai lưu
  • Những dấu hiệu khác của cơ thể cần lưu ý ngoài hút thai lưu xong bị đau bụng dưới
  • Cách chăm sóc bản thân sau hút thai lưu

Khi nào thì hút thai lưu?

Thai phụ được bác sĩ xác nhận tình trạng thai lưu và lúc này thai nhi từ 6 – 12 tuần tuổi thì phương pháp hút thai lưu chân không thường được áp dụng. Can thiệp xử lý này khá an toàn và hiệu quả, thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ hút thai chân không để đưa vào tử cung và hút thai ra ngoài.

Bạn có thể chưa biết:

Sau sảy thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Hút thai lưu có đau không, làm cách nào để hút thai được an toàn?

Hút thai lưu chân không được áp dụng khi thai từ 6-12 tuần

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian thực hiện hút thai lưu khá nhanh chóng, chỉ khoảng 20 phút, tỷ lệ thành công 98% nếu được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín. Sau hút thai khoảng 1-2 tiếng bệnh nhân sẽ được về nhà nếu sức khỏe ổn định.

Tuy an toàn, nhưng đôi khi nhiều chị em hút thai lưu xong bị đau bụng dưới và khiến tâm trạng hoang mang lo lắng.

Hút thai lưu xong bị đau bụng dưới thì phải xử lý như thế nào?

Tại sao bạn bị đau bụng sau khi hút thai lưu? Sau khi hút thai lưu thì tình trạng đau bụng có thể xảy ra do tử cung sẽ co hồi để trở về kích thước bình thường, đồng thời tống hết dịch máu còn lại trong buồng tử cung ra ngoài. Quá trình này của tử cung có thể khiến thai phụ hút thai lưu xong bị đau bụng dưới âm ỉ và/hoặc phần thắt lưng.

Nếu đau bụng dưới không giảm sau khi hút thai lưu, bạn nên đến khám bác sĩ ngay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng mặt khác, nếu hút thai lưu xong bị đau bụng dưới kéo dài và không thuyên giảm hay mức độ đau ngày càng nhiều thì chị em nên đến trung tâm y tế để được thăm khám. Bởi vì đây có thể là do hút thai còn sót nhau hoặc nhiễm trùng. Tóm lại, hút thai xong bị đau bụng dưới là tình trạng bình thường nhưng bạn cần lưu ý một số biểu hiện bất thường ở trên nhé!

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi hút thai lưu

Như đã nói, phương pháp này khá an toàn nhưng nếu vì nhiều nguyên do như tay nghề bác sĩ, cơ thể bệnh nhân,…thì có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng như:

  • Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu dụng cụ thực hiện hút thai không đảm bảo vô khuẩn tại các cơ sở không uy tín, hoặc chăm sóc sức khỏe sau phá thai không đúng cách. Các dấu hiệu bên ngoài là: sốt, tử cung nhạy cảm hay có thể hút thai lưu xong bị đau bụng dưới dữ dội.
  • Sót thai là tình trạng hút thai không thành công. Từ đó có thể gây rong huyết, tử cung không co lại. Để phát hiện cần siêu âm và cần phải chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng sức khoẻ và khả năng sinh sản sau này.
  • Ra máu âm đạo nhiều ngày và dòng chảy nhiều không có dấu hiệu giảm bớt. Đây là một triệu trứng rất nguy hiểm, vì thế hãy đến ngay cấp cứu y tế để được can thiệp và không dẫn đến hậu quả đáng tiếc nhất - tử vong.
  • Thủng tử cung do trong quá trình thực hiện bác sĩ tác động quá mạnh vào tử cung. Ở mức độ nhẹ thì có thể gây viêm nội mạc tử cung, viêm dính tử cung, có thể gây vô sinh, mức độ nặng như gây nhiễm trùng ra máu và có thể dẫn đến tử vong.
  • Vô sinh do sau khi xử lý thai lưu khả năng làm tắc nghẽn vòi trứng 2 bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung dẫn đến vô sinh.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu không muốn vô sinh thì mẹ phải kiêng kỵ ngay những điều dưới đây sau khi hút thai lưu

4 lưu ý cực kỳ quan trọng giúp giảm tỷ lệ thai lưu sau IVF, giúp các cặp đôi mang thai thành công

Những dấu hiệu khác của cơ thể cần lưu ý ngoài hút thai lưu xong bị đau bụng dưới

  • Chảy máu âm đạo với lượng lớn và kéo dài hơn 2 tuần. Thực tế, chỉ cần ra máu nhiều và không có dấu hiệu ngừng lại sau tầm 5-7 ngày là chị em đã cần phải đi khám ngay.
  • Kinh nguyệt bất thường sau hút thai lưu: mất kinh 4 - 8 tuần sau hút thai vẫn không thấy kinh trở lại. Hoặc kinh nguyệt đã trở lại nhưng lại ra khá nhiều, có xuất hiện máu cục, máu kinh có mùi hôi rất khó chịu.
  • Cơ thể xuất hiện sốt cao, kèm theo cảm giác ớn lạnh kéo dài. Hút thai lưu còn sót có khả năng dẫn đến nhiễm trùng nhau. Chúng ta không nên ỷ y mà hãy đến phòng khám y tế để được kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân.
  • Cảm giác mệt mỏi đột ngột và có thể ngất đi, kèm theo mùi hôi khó chịu trong hơi thở.

Cách chăm sóc bản thân sau hút thai lưu

  • Thường xuyên thay băng vệ sinh, vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ
  • Để cơ thể được phục hồi hoàn toàn, bạn không nên quan hệ tình dục (ít nhất là 1 tháng)
  • Không nên làm việc nặng nhọc và chơi các môn thể thao mạnh
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Chế độ ăn cân bằng và bổ sung các dưỡng chất tốt giúp cơ thể sớm hồi phục như:
    • Protein: giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và giúp tái tạo lại lượng máu đã mất khi thực hiện hút thai lưu. Một số sản phẩm chứa protein mà bạn có thể dùng là: gan động vật, các loại đậu, các loại thịt (đặc biệt là thịt bò), trứng, cá, các loại sữa,…
    • Vitamin C và E như: rau ngót, bí đỏ, cà chua, nho, táo,...
    • Axit folic chứa nhiều trong các thực phẩm như: hạt điều, dưa hấu, bột ngũ cốc, bột mì, măng tây,…
  • Tránh những thực phẩm kích thích co bóp tử cung như: đồ ăn nhanh, mướp đắng, rau sam, táo mèo, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, rượu, bia, nước ngọt có ga,…
  • Hiểu cảm xúc bản thân và tìm đến sự chia sẻ, giúp đỡ từ những người thân
  • Nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để cơ thể được hồi phục tốt nhất

Cần có chế độ ăn cân bằng để cơ thể hồi phục sớm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mất con là nỗi đau thấu xương tuỷ và tổn hại nặng nề đến tinh thần trong thời gian dài. Nếu phải trải qua chuyện đau buồn này, theAsianparent mong mẹ sẽ mau vượt qua và hồi phục thể chất và tinh thần.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu