Các mốc hồi phục sau sinh mẹ nên biết và bí kíp giúp mẹ chóng khỏe

Sau sinh 6 tháng - 1 năm, cơ thể người mẹ gần như hồi phục hoàn toàn, đặc biệt là các mẹ sinh con bằng phương pháp tự nhiên. Vậy với mẹ sinh mổ thì như thế nào? Các bộ phận trong cơ thể cần bao lâu để trở lại trạng thái bình thường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hồi phục sau sinh mất bao lâu? Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi? Cách phục hồi tử cung sau sinh ra sao? Quá trình này không đơn giản chỉ trong ngày một, ngày hai mà đôi khi tính bằng năm. Chỉ cần bạn hiểu rõ cơ thể mình theo các mốc này thì việc sớm lấy lại được sức khỏe như ban đầu là hoàn toàn có thể.

  • Quá trình hồi phục sau sinh ở tuần đầu tiên
  • Quá trình hồi phục sau sinh 2 tuần
  • Quá trình hồi phục sau sinh ở tuần thứ 6
  • Quá trình phục hồi sau sinh từ 6 tháng - 1 năm

Quá trình hồi phục sau sinh ở tuần đầu tiên 

Tùy vào phương pháp sinh tự nhiên hay sinh mổ mà quá trình hồi phục của mẹ có những điểm khá khác biệt.

Với mẹ sinh thường

  • Nếu phải rạch tầng sinh môn, bạn sẽ cảm thấy khá đau nhức (mức độ đau phụ thuộc vào vết rạch nhiều hay ít)
  • Ra sản dịch nhiều trong tuần này
  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung, đặc biệt là khi cho con bú

Mẹ đã biết chưa?

Khi nào hết sản dịch, ra sản dịch kéo dài có ảnh hưởng gì không?

Top 3 loại bỉm dành cho mẹ sau sinh giúp tránh viêm nhiễm do sản dịch

Với mẹ sinh mổ

Sau khi sinh mổ hoặc sinh mổ, hầu hết bạn sẽ cảm thấy đau đớn và khó khăn khi cử động, đặc biệt là ở vùng vết mổ.

Lần đầu phải ngồi dậy tập đi có thể sẽ đau đến chảy nước mắt nhưng đây là điều bắt buộc để tránh tình trạng máu đông và tắc ruột.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ống thông bàng quang sẽ được lấy ra sau 1 ngày mẹ sinh mổ.

Dù cho mẹ sinh mổ hay sinh thường thì đây là là tuần khó khăn về mặt cảm xúc. Theo các chuyên gia, ở thời điểm này, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, mức prolactin và oxytocin tăng và giảm trong suốt cả ngày khi em bé đang bú.

Làm thế nào để mẹ hồi phục sau sinh nhanh hơn

  • Nếu sinh thường, mẹ có thể sử dụng túi đá chườm. Dùng bình xịt nước ấm trong hoặc sau khi đi tiểu.
  • Uống thuốc giảm đau nếu cảm thấy đau ở vùng có vết rạch.
  • Hãy uống nhiều nước nhất có thể.
  • Đối với mẹ sinh mổ, hãy cố gắng giữ cho vết mổ sạch sẽ và khô ráo.
  • Thường xuyên đo thân nhiệt trong tuần đầu tiên sau sinh để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Cách phục hồi tử cung sau sinh:

  • Tránh nhịn tiểu
  • Tắm rửa đúng
  • Hạn chế nằm trên giường quá lâu
  • Nên cho con bú bằng sữa mẹ để vú được kích thích, tử cung phục hồi nhanh
  • Xoa bóp tử cung bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng, liên tục với 1 bàn tay vào phần bụng dưới

Tuần thứ 2

Cơ thể các mẹ đang dần dần bình thường, vết đau sẽ khá dần lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với mẹ sinh thường

  • Sản dịch ít dần đi. Một số mẹ sẽ thấy hiện tượng sản dịch kéo dài tới 6 tuần
  • Cảm thấy ngứa âm đạo vì vết khâu đang lành dần. Đây là tín hiệu tốt vì nó cho thấy sức khỏe của mẹ sau sinh đã hồi phục.

Với mẹ sinh mổ

Các mẹ vẫn có thể cảm thấy khá đau nhưng đi lại đã dễ dàng hơn. Vết sẹo của mẹ có thể hơi ngứa khi vết mổ đang trong quá trình lành.

Ở tuần thứ 2 này, mẹ có thể gặp phải tình trạng "baby blue". Khoảng 80% các bà mẹ sau sinh có hội chứng baby blues, đây là hội chứng để ám chỉ đến một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh, bà mẹ xuất hiện những cơn buồn, lo lắng, căng thẳng và thay đổi tâm trạng.

Nếu cảm thấy mất ăn, mất ngủ, chán ghét con, có ý định tự tử, ... thì mẹ cần đi khám sớm nhất có thể.

Làm thế nào để mẹ hồi phục sau sinh nhanh hơn

  • Tiếp tục thành thạo hơn với kĩ năng cho con bú
  • Chịu khó mát xa ngực và hút sữa để tránh tình trạng tắc sữa
  • Mẹ nên vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi dạo quanh khu nhà nơi bạn ở
  • Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đa dạng, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kali để nạp năng lượng cho cơ thể.

Quá trình hồi phục sau sinh ở tuần thứ 6

Đây là thời điểm mà hầu hết các mẹ đã cảm thấy khỏe khoắn hơn rất nhiều.

Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi? Trong khoảng thời gian 6 tuần sau sinh thì các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần dần hồi phục trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên vùng kín của mẹ sau sinh sẽ có một số thay đổi vì những tác động mạnh mẽ trong quá trình chuyển dạ. Vì thế, trong giai đoạn này, mẹ sau sinh cần phải được chăm sóc đặc biệt, theo dõi liên tục để tránh những viêm nhiễm không đáng có ở thời kỳ hậu sản cũng như những căn bệnh liên quan về sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với mẹ sinh thường

  • Kích thước tử cung đã co lại như ban đầu
  • Không còn xuất hiện sản dịch
  • Một số phụ nữ cảm thấy cơ thể bình phục và hoàn toàn sẵn sàng với các bài tập thể dục cũng như "chuyện ấy".

Với mẹ sinh mổ

  • Kích thước tử cung cũng đã co lại như ban đầu
  • Mẹ hoàn toàn có thể tập thể dục và quan hệ chăn gối với bạn đời (nguyên tắc là nên từ từ, chậm rãi)
  • Có thể lái xe hoặc nâng, vác đồ có trọng lượng nặng hơn em bé
  • Vết sẹo có thể không còn đau nữa nhưng mẹ sẽ vẫn cảm thấy bị tê (hoặc thậm chí ngứa) xung quanh vết mổ.

Làm thế nào để mẹ hồi phục sau sinh nhanh hơn

  • Vận động nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe bản thân
  • Chỉ quan hệ tình dục khi cảm thấy sẵn sàng, có thể sử dụng dung dịch bôi trơn nếu âm đạo khô rát
  • Hãy ngủ và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Khám phá thêm:

Chăm sóc vùng kín sau sinh để tránh bị tàn phá nặng nề!

Trị hôi vùng kín sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau sinh 6 tháng - 1 năm

Sau sinh 6 tháng - 1 năm, cơ thể người mẹ gần như hồi phục hoàn toàn, đặc biệt là các mẹ sinh con bằng phương pháp tự nhiên

Với mẹ sinh thường

  • Hiện tượng rụng tóc do thay đổi nội tiết tố sau sinh gần như không còn
  • Một số mẹ đã có thể kiểm soát bàng quang của mình và không còn gặp phải tình trạng són tiểu nữa
  • Kinh nguyệt trở lại, nếu bạn không cho con bú, thời điểm bạn có kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh có thể xuất hiện từ 6 đến 12 tuần đầu tiên sau sinh. Hầu hết phụ nữ cho con bú sẽ thấy rằng chu kỳ kinh nguyệt sau sinh của họ bị chậm lại, đôi khi kéo dài hàng tháng.

Với mẹ sinh mổ

  • Vết thương đã hoàn toàn liền sẹo nhưng đôi khi vẫn đau nhức nếu bê vác vật nặng hoặc làm gì quá sức
  • Đau lưng dữ dội ở một vài thời điểm
  • Lượng sữa có thể không còn dồi dào như ban đầu
  • Kinh nguyệt đã trở lại

Làm thế nào để mẹ hồi phục sau sinh nhanh hơn

  • Khuyến khích các mẹ tìm cho mình một hoạt động thể dục phù hợp như bơi lội, yoga, đi bộ, ...
  • Mẹ vẫn nên tiếp tục có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để kịp thời bù đắp lại các khoáng chất mất đi trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi để phòng tránh đau lưng
  • Việc ngừa thai là điều cần thiết vì mẹ cần có thời gian chăm sóc cho bé và phục hồi sức khỏe hoàn toàn trước khi mang thai lần tiếp theo

Ngoài ra với nhiều mẹ, đây vẫn là thời kỳ cho con bú nên trong mọi hoạt động, ăn uống người mẹ cần giữ gìn sức khỏe và bảo vệ nguồn sữa và một số điểm cần lưu ý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo healthline.com

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương