Hội chứng baby blues là chứng bệnh thường xuất hiện ở các bà mẹ sau khi sinh con. Quãng thời gian này là một cột mốc đầy khủng hoảng và dễ bị tổn thương với người phụ nữ.
Có quá nhiều thứ thay đổi đã diễn ra trong cơ thể, quan hệ gia đình,… Đồng thời, việc giấc ngủ bị gián đoạn cùng với việc ít nhận được ít hỗ trợ từ người thân cũng gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của bạn.
Điều gì đã xảy ra với phụ nữ sau sinh?
Sự xấu hổ dần nảy sinh. Nó lấp đầy bộ não của bạn với những ý tưởng tiêu cực về bản thân. Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều phụ nữ không được chẩn đoán và chữa trị. Mặc dù, họ đang thực sự cần những sự quan tâm và hỗ trợ. Thật khó để phân biệt giữa đâu là những triệu chứng bình thường và không bình thường?
Trở thành một người mẹ là một hành trình đầy cảm xúc. Chúng ta có thể nghe được những lời giải thích kiểu như: “Đó chỉ là hội chứng baby blues”. Hay đơn giản giống như sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tuy nhiên khi nào những ý kiến này trở nên có hại? Đó là khi những bình luận này ngăn cản người mẹ khám phá nỗi đau cảm xúc bên trong thông qua việc đổ lỗi cho sự thay đổi hormone.
Hội chứng baby blues là gì?
Chia sẻ về hội chứng baby blues
Hội chứng baby blues là một căn bệnh khá phổ biến. Trên thực tế có tới 50-80% các bà mẹ sau sinh mắc phải chứng bệnh này. Dưới đây là một số triệu chứng xuất hiện thường gặp:
- Thường hay khóc
- Cảm thấy bị choáng ngợp
- Thiếu ngủ và luôn cảm thấy mệt mỏi
- Cảm xúc thay đổi thất thường
- Tâm trạng bất ổn định
Hội chứng baby blues có kéo dài lâu không?
Mặc dù có những triệu chứng kể trên, nhưng tâm trạng của người mẹ vẫn sẽ có xu hướng vui vẻ lên. Đồng thời các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này còn khá nhẹ.
Hội chứng baby blues không phải là một căn bệnh tâm thần. Thủ phạm gây ra nó là sự sụt giảm hormone nội tiết ở phụ nữ sau sinh thường không kéo dài quá lâu. Thông thường hội chứng baby blues chỉ xảy ra sau khi sinh một vài ngày và kéo dài không quá 2-3 tuần. Trong hầu hết các trường hợp, chứng bệnh đều có thể tự khỏi.
Rối loạn tâm trạng sau sinh là gì?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các triệu chứng này kéo dài vượt quá vài tuần? Điều đồng nghĩa với việc chứng bệnh tâm lý ở phụ nữ sau sinh đang dần tồi tệ hơn. Người ta ước tính rằng có 40% trường hợp phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Trên thực tế cũng chỉ có 60% các trường hợp được phát hiện và điều trị theo đúng lộ trình. Dưới đây là một số triệu chứng phụ nữ trầm cảm sau sinh thường mắc phải:
- Luôn cảm thấy buồn bã
- Thường hay khóc
- Cảm thấy choáng ngợp
- Đánh mất sự quan tâm và hứng thú với những thứ xung quanh
- Kém tập trung
- Thay đổi khẩu vị ăn uống và giấc ngủ
- Mắc những triệu chứng bệnh lý không giải thích được
- Không đủ khả năng trong việc chăm sóc bản thân (hoặc em bé)
- Cảm giác tội lỗi
- Xấu hổ
- Suy nghĩ đến việc tự tử
- Cảm giác “con người này không giống với mình”,
- Luôn khó chịu và tức giận
Các triệu chứng trên có thể không xuất hiện cùng lúc. Một số phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh luôn trong trạng thái tức giận và bị kích động.
Sự khác biệt giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh
Thời gian xuất hiện và kéo dài bệnh
Hội chứng baby blues chỉ kéo dài trong vài ngày sau sinh và không quá vài tuần. Trong khi đó, trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện tại bất cứ thời điểm nào. Có thể diễn ra trong thời kỳ mang thai hay trong suốt thời gian đầu sau sinh thậm chí lâu hơn nếu không được điều trị
Triệu chứng bệnh
Trầm cảm không chỉ xuất hiện một mình. Một số trường hợp, phụ nữ luôn cảm thấy lo lắng sau khi sinh và cảnh giác cao độ. Cô ấy có thể dành quan tâm quá mức cho sức khỏe của chính mình hoặc sức khỏe của em bé. Những suy nghĩ này có thể khiến cô ấy thức dậy vào ban đêm. Thậm chí thực hiện các hành vi mà cô ấy tin là bảo vệ cho mình và em bé như: luôn kiểm tra con, vệ sinh quá mức,..
Đa số mọi người đều không nhận ra tâm trạng rối loạn lo âu sau sinh bao gồm:
- Nỗi phiền muộn
- Sự lo ngại
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Dẫn tới những tổn thương và sang chấn tâm lý
- Rối loạn lưỡng cực
- Các triệu chứng bệnh tâm thần
Lời khuyên dành cho các bà mẹ mắc chứng bệnh tâm lý sau sinh
Chính trong giai đoạn hậu sản, phụ nữ có nguy cơ mắc phải những chứng bệnh tâm lý cao hơn bình thường. Điều quan trọng đó là phải luôn chú ý tới sự thay đổi trong tâm trạng của họ. Phụ nữ cũng nên chia sẻ với người khác về những gì mình đang trải qua.
Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn và bế tắc sau khi sinh con thì luôn tin rằng mình không cô đơn. Sự giúp đỡ từ bên ngoài sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể gặp gỡ bác sĩ tâm lý, bác sĩ sản khoa hay những người bạn tin tưởng để nhận được sự tư vấn và lộ trình điều trị thích hợp.
Xem thêm: