Mẹ bầu hở van tim khi mang thai có gây nguy hiểm cho em bé trong bụng hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hở van tim khi mang thai là tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bầu bị hở van tim, mẹ cần có chế độ theo dõi đặc biệt từ bác sĩ để tránh xảy ra việc không hay.

Tim hoạt động thế nào khi cơ thể mang thai?

Từ tuần lễ thai nghén thứ 10 trở đi, nhịp tim của mẹ bầu sẽ tăng dần. Thậm chí, vào cuối thai kỳ, nhịp tim có thể tăng hơn trước 10 nhịp/phút.

Bên cạnh đó, nhu cầu tuần hoàn máu trong thai kỳ cũng rất cao. Lượng máu tim phải bơm để nuôi cơ thể mẹ và thai nhi cũng tăng lên. Ở tuần thai nghén thứ 25 trở đi, lượng máu qua tim có thể tăng từ 30-50%.

Tại sao mẹ bầu có nguy cơ bị bệnh tim rất cao?

Hoạt động hết công suất khiến tim rất dễ mệt mỏi. Nếu mẹ bầu khỏe mạnh, cơ thể sẽ thích ứng tốt với sự thay đổi này. Nếu mẹ bầu mắc bệnh tim, thai kỳ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự thay đổi này.

Một số biến chứng bệnh tim có thể gặp ở mẹ bầu:

  • Hẹp van hai lá: Đây là tình trạng van hai lá (ngăn giữa nhĩ trái và thất trái) bị hẹp.
  • Sa van hai lá: Đây là bệnh phổ biến. Khi các van giữa buồng tim trên trái (tâm nhĩ trái) và buồng thấp bên trái (tâm thất trái) không đóng đúng cách, mẹ sẽ bị sa van hai lá.
  • Hẹp van động mạch chủ: Đây là bệnh xuất phát từ bẩm sinh hoặc do di chứng của thấp tim.
  • Suy tim sung huyết: Khi khối lượng máu tăng, tình trạng bệnh suy tim sung huyết có thể trở nên nặng hơn.
  • Khuyết tật bẩm sinh tim: Nếu mẹ bầu bị dị tật tim bẩm sinh, thai nhi cũng sẽ có nguy cơ mắc phải một số loại khuyết tật tim. Thậm chí, nguy cơ sinh non cũng cao hơn.
  • Hở van hai lá: Đây là bệnh tim bẩm sinh.

Tình trạng hở van tim khi mang thai

Biểu hiện

Tùy vào mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Mệt mỏi, khó thở, đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp… là những biểu hiện điển hình nhất.

Nguyên nhân

Di chứng thấp tim hoặc sa van hai lá là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hở van tim.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi van tim bị hở, máu ngược trở lại gây ứ ở tim, tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.

Hậu quả

Đối với mẹ

Hở van tim khi mang thai là một căn bệnh không đoán trước được. Van có thể hở nặng hơn sau khi sinh nhanh hoặc từ từ. Tuy nhiên, van tim sẽ không thể hết hở.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng, mẹ bầu khỏe mạnh thì thai kỳ diễn ra tốt đẹp. Ngược lại, với mẹ bầu bị hở van hai lá nặng, chức năng tim đã suy giảm, sẽ có khả năng gặp biến chứng trong quá trình sinh nở.

Đối với bé

Tim co bóp tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Thiếu oxy và chất dinh dưỡng làm phôi thai kém phát triển trong tử cung. Trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc thai chết lưu. Nếu may mắn được sinh ra, đứa bé cũng sinh non, ốm yếu, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi sinh non, các cơ quan của bé chưa được phát triển toàn diện. Bé sẽ dễ mắc bệnh màng trong (các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ). Khó thở, hoặc không thở được sẽ khiến bé tử vong.

Thai kỳ của mẹ hở van tim khi mang thai cần được chú ý như thế nào?

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Mẹ bầu bình thường khi mang thai đều đã phải chú ý để sinh hoạt tốt cho thai nhi nhất. Không như những mẹ bầu khác, mẹ hở van tim khi mang thai phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt.

Chế độ ăn uống cần đủ chất. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ… Kết hợp với 30 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp tim hoạt động tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tinh thần phải luôn phấn chấn, tâm trạng nên vui vẻ. Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động nặng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện.

Theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt

Mẹ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ suốt thai kỳ. Tỉ lệ xảy ra tai biến khá cao, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Do đó, mẹ nên khám thai định kỳ đúng ngày.

Nếu có bất kì biến đổi bất thường nào, mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế được kịp thời xử lý.

Một số lưu ý cho mẹ hở van tim khi mang thai:

  • Khám sức khỏe đầy đủ trước khi sinh.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.
  • Theo dõi cân nặng thường xuyên.
  • Giảm bớt căng thẳng và lo lắng.
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu và dùng ma túy bất hợp pháp.
  • Đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu có các biểu hiện: khó thở, thở dốc khi gắng sức, tim đập nhanh hoặc đập bất thường, đau tức ngực, …

Khoa học ngày càng phát triển, hỗ trợ cho đời sống con người tốt hơn. Do đó, mẹ có thể chủ động trong việc bảo vệ mình và con. Trước khi quyết định mang thai, mẹ nên đi khám ở các chuyên khoa tim mạch sâu để được tư vấn tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le