Hình ảnh bụng bầu 2 tháng ra sao? Bụng bầu 2 tháng vẫn nhỏ có sao không?

Hình ảnh bụng bầu 2 tháng vẫn chưa có gì thay đổi so với trước kia. Lúc này thai nhi vẫn còn rất nhỏ và đang trong giai đoạn thành hình. Mẹ mang thai trong 3 tháng đầu nên chú ý bổ sung thêm sắt và axit folic để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, cho con có tiền đề tốt nhất khi chào đời. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh bụng bầu 2 tháng ra sao là thắc mắc của nhiều mẹ. Lúc này, tử cung của mẹ có kích thước như một quả dâu tây hoặc cam nên sẽ khó thấy bụng to bao nhiêu. Khi thai được 2 tháng, bạn bắt đầu tò mò về nhiều thứ. Chẳng hạn như hình ảnh bụng bầu như thế nào? Thai nhi phát triển ra sao? Mẹ cùng theo dõi thêm các nội dung sau nhé:

  • Những thay đổi khi mẹ mang bầu 2 tháng
  • Hình ảnh bụng bầu 2 tháng
  • Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm?
  • Quá trình phát triển của thai nhi 2 tháng tuổi
  • Lời khuyên cho mẹ

Những thay đổi khi mẹ mang bầu được 2 tháng

Có nhiều triệu chứng xuất hiện khi mẹ mang thai ở tháng thứ 2. Chẳng hạn như ốm nghén, chóng mặt, thèm ăn chua hoặc mặn, nôn mửa,…

Bạn có thể chưa biết:

Bụng bầu 3 tháng đầu thai kỳ đã to chưa? Mẹ cần chú ý gì trong giai đoạn này?

Trầm trồ với hình ảnh bụng bầu qua các tuần, đáng ngạc nhiên nhất chính là tuần thứ 20

Tử cung và nhau thai trong cơ thể bắt đầu phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu khi được 2 tháng. Thêm vào đó, các mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời, cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện nhiều hơn vì tử cung phát triển đè lên bàng quang.

Xuất hiện nhiều triệu chứng khi mang thai 2 tháng

Ngoài ra, bạn có thể bị một số triệu chứng khác như: táo bón, tiết nước bọt, đắng miệng. Một số mẹ bầu ăn nhiều hơn nhưng vài mẹ lại chán ăn. Bên cạnh đó, ngực là vùng trên cơ thể dễ nhận thấy sự thay đổi. Bạn sẽ cảm thấy ngực sưng tấy và căng hơn. Một số bà bầu còn thường xuyên cảm thấy đau đầu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các triệu chứng hay sự thay đổi trên cơ thể người phụ nữ là giống nhau. Có mẹ bị một vài hoặc tất cả những hiện tượng này nhưng một số mẹ lại không bị gì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh bụng bầu 2 tháng

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng sẽ khác nhau theo sự phát triển của bé. Ở tháng thứ 2, tử cung của mẹ bắt đầu có kích thước như một quả dâu tây hoặc cam. Vì vậy, bạn sẽ khó thấy bụng mình đã to lên bao nhiêu. Tuy nhiên, một số mẹ thấy bụng to lên một cách rõ ràng.

Hình ảnh bụng mẹ bầu 2 tháng

Kích thước bụng bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Tiền sử mang thai trước đó
  • Số lần mang thai
  • Lượng nước ối
  • Vị trí thai nhi trong tử cung
  • Các cơ và mỡ bụng

Hình ảnh bụng mẹ bầu từ tuần thứ 4 đến 12

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng bầu tháng thứ 2 cứng hay mềm?

Nếu mẹ có cân nặng và dáng người hơi lớn thì bụng sẽ tích mỡ nhiều. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bụng bầu mềm. Đối với các mẹ có thể trạng gầy, người nhỏ gọn thì sẽ không có nhiều mỡ ở vòng 2 nên bụng sẽ cứng hơn.

Tuy nhiên, càng về những tháng sau, bụng bầu có xu hướng cứng dần lên. Nguyên nhân là do khung xương của thai nhi đã phát triển nên phần đầu dày cộm tạo cảm giác bụng mẹ cứng hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh bụng bầu con trai và con gái có gì khác nhau? Những vấn đề liên quan đến kích thước bụng trong thai kỳ

Sự thật bất ngờ về bụng bầu 5 tháng có thể mẹ chưa biết

Sự phát triển và hình dạng của thai nhi 2 tháng tuổi như thế nào?

Thai nhi 2 tháng tuổi có kích thước rất nhỏ. Tuy nhiên, tại mốc này của hành trình phát triển của thai nhi, nhau thai đã bắt đầu hình thành. Đầu tháng, con có kích thước trung bình khoảng 1,5 mm. Đến cuối tháng, kích thước thai nhi có thể đạt đến 12-20 mm. Mặc dù còn khá nhỏ nhưng não, cột sống, tim, cơ và xương của con đã bắt đầu phát triển.

Thai nhi 2 tháng tuổi có kích thước rất nhỏ

Từ 6 tuần tuổi, mắt và các chi của thai nhi đã dần hình thành. Nhịp tim của con cũng có thể được nhìn thấy khi siêu âm. Trong vài tuần tiếp theo, tay và chân của thai nhi bắt đầu lộ ra. Các cơ quan khác như tim, phổi, ruột, miệng và mắt sẽ tiếp tục phát triển. Lúc này, bé đã bắt đầu “bơi” trong nước ối. Tuy nhiên, bạn chưa thể cảm nhận được sự chuyển động vì kích thước và hình dáng của thai nhi 2 tháng tuổi còn rất nhỏ.

Lời khuyên cho mẹ bầu 2 tháng

  • Tránh khói thuốc lá và ô nhiễm
  • Chia nhỏ bữa nhưng ăn thường xuyên
  • Ăn thực phẩm đủ chất dinh dưỡng
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Giữ tâm trạng thoải mái và bình tĩnh. Mẹ có thể nghe nhạc, đọc sách hoặc làm những điều mình thích để cải thiện tâm trạng
  • Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát
  • Nếu mệt mỏi, bạn hãy đi dạo xung quanh và hít thở không khí trong lành

Nếu cảm thấy mệt mỏi mẹ nên hít thở không khí trong lành

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay lời kết

Tại thời điểm mang bầu 2 tháng, bụng mẹ vẫn chưa có gì thay đổi so với trước kia. Lúc này thai nhi vẫn còn rất nhỏ và đang trong giai đoạn thành hình. Mẹ mang thai trong 3 tháng đầu nên chú ý bổ sung thêm sắt và axit folic để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, cho con có tiền đề tốt nhất khi chào đời. 

Ngay từ thời điểm này, mẹ cũng nên chú ý đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho thật khoa học, lành mạnh, đồng thời đừng quên vận động nhẹ nhàng và ngủ đủ giấc để cơ thể luôn khỏe khoắn. Tháng thứ 2 thai nhi vẫn còn rất nhỏ và chưa ảnh hưởng gì nhiều đến sinh hoạt, mẹ nên tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân nhiều hơn nhé.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về sự phát triển của thai nhi và hình dáng bụng bầu 2 tháng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Nếu có những triệu chứng bất thường như ra các đốm máu, chuột rút nghiêm trọng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo theAsianparent Indonesia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le