Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu là điều không mẹ bầu nào mong muốn. Nhưng làm thế nào để nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm cũng như phòng tránh đúng cách, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi?
Thế nào là hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu?
Ba tháng đầu mang thai được tính từ tuần đầu tiên cho đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tam cá nguyệt đầu tiên được coi là thời kỳ nhạy cảm nhất của hành trình mang thai. Bởi lúc này thai nhi còn rất nhỏ và vẫn đang trong quá trình hình thành các bộ phận của cơ thể. Đây cũng là thời điểm mà môi trường bên ngoài như các chấn động, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt của người mẹ hoàn toàn có thể tác động đến mức độ an toàn với thai nhi.
Do đó, hiện tượng thai lưu thường dễ xảy ra vào giai đoạn này. Tình trạng này dùng để chỉ trạng thái của thai nhi không còn phát triển và lớn lên trong bụng mẹ trước thời điểm 12-13 tuần. Chính vì vậy mà thai chết lưu còn được biết đến với cách gọi khác là sẩy thai.
Các dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu
Trước khi hiện tượng thai lưu xảy ra thì mẹ bầu có thể nhận thấy các dấu hiệu của việc động thai. Nếu không đi khám kịp thời và điều trị thì người mẹ rất dễ bị thai lưu. Do đó, khi mang thai 3 tháng đầu, bạn nên hết sức lưu ý những dấu hiệu như sau:
Ra máu
Chảy máu âm đạo được cảnh báo là nguy hiểm nếu xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu thì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu được can thiệp kịp thời thì cổ tử cung sẽ khép lại và không có gì đáng lo ngại. Quan trọng là mẹ phải đi khám sớm nhất có thể tại các bệnh viện uy tín.
Đau bụng lâm râm
Đau bụng có thể là dấu hiệu ban đầu của sẩy thai. Biểu hiện thường thấy là bạn có thể đau bụng từng cơn, cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sẩy và sẩy thai. Khi đó, mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.
Tử cung không phát triển
Khi bé lớn lên, tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Nếu thai lưu, tất nhiên tử cung của mẹ không phát triển nữa. Trong những lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Một tử cung mà không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì chắc hẳn có trục trặc nào đó.
Mẹ bầu hết nghén đột ngột
Ốm nghén khi mang thai ba tháng đầu là biểu hiện rất hay gặp ở các bà mẹ mới mang thai. Ốm nghén tuy đem lại nhiều phiền toái nhưng đó cũng là một trong những dấu hiệu để các mẹ theo dõi thai kì của mình, nhất là với những trường hợp chưa có tim thai.
Trường hợp mẹ bầu đang mang thai ở những tuần đầu tiên và tự nhiên hết nghén thì bạn cần phải hết sức lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai chậm phát triển hoặc thai có nguy cơ bị sẩy.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như bụng không to thêm hoặc nếu đã to rồi thì mỗi ngày một nhỏ đi, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm …
Nguyên nhân mẹ bầu bị thai lưu trong những tháng đầu
Nguyên nhân chủ yếu thường gây ra tình trạng thai lưu có thể kể đến như sau:
Các chấn động khi mang thai. Chẳng hạn mẹ bị ngã, va đập vào đâu đó, …
Bất thường về nhiễm sắc thể của phôi thai. Nghĩa là ngay trong quá trình thụ tinh, nhiễm sắc thể của bố và mẹ kết hợp với nhau đã có vấn đề. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thai nhi sẽ bị đào thải một cách tự nhiên hoặc thậm chí mẹ có thể bị sảy thai trước khi biết mình mang thai.
Người mẹ có bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nội khoa và tử cung.
Các cách phòng tránh hiện tượng thai lưu trong tam cá nguyệt đầu tiên
Từ dọa rồi đến thai lưu thật sự là ranh giới rất mong manh. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng và đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu như đau bụng, ra máu.
Ngoài ra trong quá trình mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý về những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, cụ thể là:
– Tránh uống rượu và các loại thuốc trong giai đoạn mang thai, vì chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai cũng như làm tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu.
– Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm độc hại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế ăn nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh, tránh béo phì.
– Không được tùy tiện dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
– Tích cực bổ sung thêm axit folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.
Một lưu ý quan trọng nữa là mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.
Xem thêm:
- Dấu hiệu thai lưu: Liệu mẹ có sớm nhận ra để cảnh giác?
- 6 Dấu hiệu thai lưu không ra máu mẹ cần biết sớm để tránh gây nguy hiểm
- Thai lưu có cứu được không – Đây là cách các mẹ phải làm ngay để tránh biến chứng nguy hiểm