Bài thuốc trị ho từ lá hẹ và đường phèn an toàn, lành tính

Hẹ chưng đường phèn giúp tiêu đờm, ôn trung hành khí, bổ dương, rất thích hợp trị ho cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mà không cần kiêng cữ gì. Các hoạt chất kháng sinh mạnh trong cây hẹ giúp chống nhiễm trùng, kháng viêm, trị ho, chống được tụ cầu và nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hẹ chưng đường phèn giúp trị ho nhanh chóng, dứt điểm cũng như giảm thiểu các triệu chứng khác của viêm họng. Là giải pháp hữu hiệu để chăm sóc sức khỏe cho trẻ với nhiều ưu điểm, vừa tiết kiệm thời gian vừa rất dễ tìm.

  • Thông tin chung về cây hẹ
  • Công dụng của đường phèn
  • Hẹ chưng đường phèn – Bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng an toàn mà cực hiệu quả
  • 1 số cách dùng lá hẹ để chữa ho khác

Trẻ sơ sinh với sức đề kháng còn yếu ớt nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây ra các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Đặc biệc, là vào mùa lạnh hay khi thời tiết chuyển mùa rất dễ bị cảm lạnh, ho. Việc sử dụng thuốc kháng sinh lại không được khuyến khích với trẻ bởi những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến trẻ. Vì thế bài viết xin được giới thiệu đến cha mẹ một bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh vô cùng an toàn và hiệu quả với nguồn nguyên liệu dễ kiếm, không gây tác dụng phụ cho trẻ chính là lá hẹ hấp với đường phèn. Bên cạnh đó, các mẹ bầu đang mang thai bị cảm, ho cũng có thể sử dụng loại thuốc này thay thế cho các loại thuốc kháng sinh.

Thông tin chung về cây hẹ

Cây rau hẹ (cửu thái, khởi dương thảo…) là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20 – 40 cm. Thân và lá cây có màu xanh lục, ra hoa màu trắng. Hẹ thường mọc thành bụi, rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Cây phát triển tốt quanh năm, có mùi thơm rất đặc trưng, vừa có thể làm rau ăn vừa dùng làm thuốc chữa bệnh.

Bạn có thể chưa biết:

Trị ho cho trẻ bằng 14 mẹo dân gian cực an toàn và hiệu quả

3 cách trị ho cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi tại nhà mà không cần dùng kháng sinh

Hẹ là loại rau phổ biến

Theo nghiên cứu, cây hẹ có chứa các thành phần sau:

  • Vitamin A, B, C, K
  • Đồng, sắt
  • Pyridoxin
  • Niacin, thiamin
  • Canxi
  • Phospho
  • Chất xơ
  • Riboflavin
  • Lưu huỳnh, flavonoid…

Theo Đông y, hẹ có vị cay, tính ấm, không độc, là loại dược liệu có khả năng điều trị nhiều bệnh như đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun, giải độc, tán ứ, điều trị dị tinh/mộng tinh… Vitamin K và canxi có tác dụng bồi bổ xương, giúp răng chắc khỏe; 1 số loại hóa chất như allcin, sulfit, odorin… có tác dụng như kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ… Lá hẹ còn chứa các chất có khả năng ngăn chặn ung thư phổi, dạ dày, đại tràng… và ngăn các gốc tự do phát triển. Hẹ còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và giảm cao huyết áp. Ngoài phần lá, các bộ phận khác của cây như rễ, hạt cũng có thể dùng để chữa bệnh rất tốt.

Công dụng của đường phèn

Còn có tên gọi khác là băng đường, đường phèn là loại đường ở dạng kết tinh, được làm từ nước mía, củ cải đường hoặc 1 số nguyên liệu khác. Đường phèn có chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose.

Đường phèn có vị ngọt mát

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hẹ hấp đường phèn có tác dụng gì? Vì có vị dịu ngọt, tính mát, giải nhiệt nên loại đường này thường được sử dụng như một loại gia vị trong quá trình chế biến các món ăn và pha chế thức uống,… Ngoài ra, đường phèn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị 1 số loại bệnh và rất tốt đối với sức khỏe.

  • Làm gia vị nấu ăn như làm bánh, nấu chè, làm kẹo…, pha chế nước uống giải khát;
  • Giải nhiệt và thanh mát cơ thể, giúp giảm căng thẳng và tăng cường khả năng của các giác quan;
  • Tốt cho tì phế: Bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bị viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu;
  • Bổ thận sinh tinh, cải thiện đời sống chăn gối ở nam giới…

Hẹ chưng đường phèn – Bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng an toàn mà cực hiệu quả

Từ lâu, cách hấp lá hẹ với đường phèn là bài thuốc dân gian trị ho vô cùng an toàn và hiệu quả với nguồn nguyên liệu dễ kiếm. Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị ho, hẹ chưng đường phèn là giải pháp hữu hiệu để chăm sóc sức khỏe cho trẻ với nhiều ưu điểm, vừa tiết kiệm thời gian vừa rất dễ tìm.

Hẹ chưng đường phèn là bài thuốc chữa ho an toàn

Với tính ấm, lá hẹ giúp tiêu đờm, ôn trung hành khí, bổ dương, rất thích hợp trị ho cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mà không cần kiêng cữ gì. Các hoạt chất kháng sinh mạnh trong cây hẹ giúp chống nhiễm trùng, kháng viêm, trị ho, chống được tụ cầu và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Dùng lá hẹ trị ho và viêm họng là có cơ sở và chỉ cần áp dụng trong vài ngày thì các triệu chứng ho sẽ biến mất nhanh chóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đường phèn có tính bình, hòa vị, nhuận phế, trừ đờm, bổ trung ích khí nên dùng được trong các trường hợp chóng mặt, đau đầu, đau họng, ho khan ít đờm…

Lá hẹ chưng đường phèn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trị ho nhanh chóng, dứt điểm cũng như giảm thiểu các triệu chứng khác của viêm họng.

Cách chưng lá hẹ với đường phèn

Cách thực hiện hẹ hấp đường phèn như thế nào?

  • Lấy 1 nắm lá hẹ tươi vừa đủ, rửa sạch để ráo nước, cắt nhỏ lá hẹ rồi cho vào bát
  • Cho lượng đường phèn vừa đủ vào bát lá hẹ, đem hấp cách thủy cho tới khi lá hẹ mềm ra và đường phèn đã tan hoàn toàn.

Cách chuẩn bị hẹ hấp đường phèn rất đơn giản

Liều dùng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ: Chắt lấy hỗn hợp tinh chất lá hẹ đường phèn, bỏ đi phần bã để trẻ dễ uống hơn. Cho bé uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa café. Uống liên tục trong vài ngày
  • Người lớn: dùng luôn bã lá hẹ và uống nước 2 – 3 lần/ngày để hiệu quả cao hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Những loại nước nên tránh uống ban đêm để không làm hại sức khỏe!

Bà bầu uống nước sấu có tốt không, uống bao nhiêu là đủ?

1 số cách dùng lá hẹ để chữa ho khác

Uống nước lá hẹ nguyên chất: Nước lá hẹ tươi nguyên chất là cách chữa ho đơn giản nhất, giúp cổ họng dịu nhẹ, giảm nhanh đau rát khó chịu. Dùng 15 – 20g lá hẹ tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút rồi vớt ra để ráo nước, sau đó thái nhỏ. Cho lá hẹ vào máy xay cùng 1 cốc nước ấm. Lọc lấy phần nước, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ dùng 1 nắm, rửa sạch rồi để ráo nước. Cắt nhỏ cho vào bát sạch, thêm mật ong vào rồi hấp cách thủy đến khi lá hẹ chín nhừ. Ăn lá hẹ hấp mật ong mỗi ngày đến khi những cơn ho biến mất hoàn toàn thì thôi.

Lá hẹ hấp gừng: Dùng 250g lá hẹ và 25g gừng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ. Thêm 1 ít đường phèn vào hấp cách thủy cùng gừng và lá hẹ đến khi hẹ chín nhừ, để nguội bớt rồi sử dụng.

Có thể kết hợp lá hẹ với nhiều nguyên liệu khác để trị ho

Lá hẹ, hạt chanh, hoa đu đủ đực: Dùng 15g lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực và 20g hạt chanh rửa sạch, cho vào bát giã nát, thêm đường phèn, muối vào rồi hấp cách thủy. Dùng 3 lần mỗi ngày, sau 3 – 4 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dùng lá hẹ, chanh, nghệ tươi chữa ho: Dùng 10g lá hẹ, 20g nghệ tươi và 1 quả chanh. Nướng chín nghệ, bóc vỏ rồi giã nát. Lá hẹ rửa sạch cắt nhỏ. Cho lá hẹ, nghệ, chanh và đường phèn vào trộn đều rồi hấp cách thủy, dùng trước khi đi ngủ.

Tạm kết

Lá hẹ chưng đường phèn là phương thuốc dân gian đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện. Nếu trong nhà có người bị ho, dù là người lớn hay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ đều có thể chuẩn bị bài thuốc chữa ho từ cây hẹ cho người thân yêu của mình.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi