Giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn giãn ruột, một em bé có thể không đi ngoài từ 5-7 ngày, hoặc thậm chí lâu tới 10 ngày (với các bé bú sữa mẹ). Mẹ cần nắm rõ đặc điểm bài tiết của trẻ ở giai đoạn này để không quá lo lắng hay dùng thuốc bừa bãi mà làm ảnh hưởng tới trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng guy hiểm, đây chỉ là thời điểm thể tích ruột của bé tăng lên nên trẻ sẽ ít đi ngoài hơn. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy nắm một số thông tin bổ ích sau đây để chăm sóc con thật tốt!

  • Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
  • Phân biệt giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh và hiện tượng táo bón
  • Mẹ nên làm gì trong giai đoạn trẻ sơ sinh giãn ruột?

Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Khi bé bước sang tháng thứ 2, tần suất đi ngoài của trẻ giảm dần. Một số bé có thể nhiều ngày mới đi một lần. Điều này khiến không ít các mẹ cảm thấy lo lắng. Liệu bé có bị táo bón hay gặp vấn đề về tiêu hóa? Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng giãn ruột sinh lý theo cách gọi phổ biến khi mà thể tích ruột của bé tăng kích thước hơn bình thường. Hiện tượng này được xem là rất bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ và hoàn toàn không có gì nguy hiểm cả.

Theo Bác sĩ CKII – Nguyễn Thị Mai HoaTrưởng khoa Nhi, BV ĐKQT Thu Cúc cho biết: Sau khi chào đời thì trẻ sẽ phải trải qua giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn nội tạng của bé được định hình hoàn chỉnh cho quá trình phát triển sắp tới.

Giai đoạn này sẽ diễn ra vào khoảng 2 tháng sau khi trẻ chào đời và thời gian diễn ra ở mỗi trẻ là khác nhau. Có những trẻ có thể lên đến 3 tháng hoặc một số trường hợp đặc biệt có thể đến tháng thứ 5 mới diễn ra. Có thể trẻ sẽ hơi quấy khóc một chút nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ!

Tình trạng giãn ruột ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm (Ảnh: istockphoto)

Trong thời gian này, kích thước ruột của bé sơ sinh tăng lên so với bình thường. Như vậy ruột của trẻ sẽ chứa được một lượng chất thải lớn hơn và cũng mất nhiều thời gian hơn để làm đầy được chúng, khi ruột chưa đầy thì bé chưa thể đi ngoài được.

Ở giai đoạn giãn ruột, một em bé có thể không đi ngoài từ 5-7 ngày, hoặc thậm chí lâu tới 10 ngày (với các bé bú sữa mẹ). Mẹ cần nắm rõ đặc điểm bài tiết của trẻ ở giai đoạn này để không quá lo lắng hay dùng thuốc bừa bãi mà làm ảnh hưởng tới trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể xem: 

Phân biệt giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh và hiện tượng táo bón 

Táo bón rất ít xảy ra với các bé dưới 6 tháng tuổi, nhất là với bé bú sữa mẹ thì hầu như sẽ không có điều này. Heidi Murkoff, tác giả nổi tiếng người Mỹ của loạt sách luôn đứng trong danh sách bán chạy nhất “What to Expect When You’re Expecting” (Tạm dịch: Tâm sự bà bầu), hướng dẫn về những kiến thức dành cho phụ nữ trong khi mang thai và chăm sóc con, cho biết:

“Một tuần bé đi ị một lần không phải là lý do đáng báo động, miễn là em bé của bạn đi tiểu thường xuyên, tiếp tục tăng cân, và vẫn vui vẻ với những hoạt động hàng ngày. Vì vậy, nếu đã vài ngày rồi mà mẹ vẫn chưa thấy con đi ngoài thì cũng đừng cho rằng con bị táo bón. Trên thực tế, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón, bởi vì sữa mẹ là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên tốt nhất cho các bé”.

Mẹ nên phân biệt hiện tượng giãn ruột và táo bón ở trẻ sơ sinh (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo đó, bé bị táo bón chỉ khi có các dấu hiệu này

  • Con đi đại tiện ít hơn bình thường. Nếu thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng, mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị táo bón.
  • Phân cứng, vón cục. Trẻ sơ sinh mắc chứng táo bón phân thường có các đặc điểm nhỏ hình viên, vê tròn có màu đen hoặc xám, phân khô, không có độ ẩm.
  • Trẻ quấy khóc, lười ăn hoặc bỏ ăn. Bé bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và có các biểu hiện nhăn nhó, khó chịu là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh táo bón sơ sinh.
  • Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Bé sơ sinh bị táo bón bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ rằng em bé của bạn đang bị khó tiêu, đầy bụng.

Bạn có thể xem:

Mẹ nên làm gì trong giai đoạn trẻ sơ sinh giãn ruột?

Như đã nói ở trên, hiện tượng giãn ruột này là hoàn toàn bình thường. Các mẹ không nên vội vàng thụt cho bé vì thụt khiến bé đi ị khi ruột chưa đầy. Sau này bé sẽ mất thời gian để làm đầy ruột hơn và mẹ lo sẽ lại tiếp tục thụt. Lâu dần việc này khiến bé mất đi khả năng tự rặn vì các cơ đã trở nên “lười”. Việc này vô cùng nguy hiểm bởi sau 6 tháng là lúc bé cần tích cực phát huy khả năng rặn của mình. Nếu khả năng kém sẽ khiến bé có nguy cơ bị táo thật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ chỉ cần cho bé ăn sữa như bình thường và áp dụng thêm một số cách sau nếu cảm thấy quá lo lắng về chuyện đi ngoài của bé:

  • Cho bé tắm trong nước ấm
  • Mát xa vùng bụng trong giai đoạn giãn ruột của bé
  • Tập bài thể dục đạp xe đạp hàng ngày
  • Bản thân người mẹ cho con bú nên tăng cường uống nước (đặc biệt là nước mận) và ăn thêm các thực phẩm nhiều chất xơ

Trong trường hợp bé có triệu chứng táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc đi kèm với các biểu hiện như sốt, nôn ói, tiêu phân có máu, bụng bự lên, sụt cân, nứt hậu môn thì mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Nguồn tham khảo: Giãn ruột sinh lý ở trẻ và táo bón khác gì nhau, có những đặc điểm nào?  – Bệnh viện Thu Cúc

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương