5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời là một trong những vấn đề khó khăn nhất với ai lần đầu làm cha mẹ. Qua những đêm dài đằng đẵng và khó nhằn, chúng ta học được rằng trẻ nhỏ không ngủ như chúng ta.

Một số trẻ nhỏ “tiệc tùng” thâu đêm và ngủ suốt cả ban ngày

Charles Shubin, giám đốc khoa nhi tại Mercy Family Care ở Baltimore đã phát biểu dí dỏm thế này: “Nhiều em bé đến thế giới này với nhịp sống ngày và đêm hoàn toàn đảo ngược.”

Những cú đêm nhỏ xíu này ngủ rất nhiều vào ban ngày, để dành năng lượng và thời gian cho ban đêm. Trẻ sơ sinh có thể thức dậy mỗi giờ vào ban đêm để đá chân, đòi bú và đòi hỏi sự chăm sóc yêu thương của người lớn khiến cha mẹ mệt mỏi. Điều này có thể rất khó khăn đối với người trưởng thành, bởi vì cơ thể chúng ta không định hướng sinh lý để thức suốt đêm như vậy.

Mẹ nên cố gắng chợp mắt trong thời gian ngủ của bé và nhớ rằng việc đảo lộn ngày/đêm của bé chỉ là tạm thời.

Khi não và hệ thần kinh trung ương của bé trưởng thành, chu kỳ giấc ngủ của bé sẽ dài hơn và giấc ngủ sẽ nhiều hơn vào ban đêm. Hầu hết các bé bắt đầu điều chỉnh theo thời gian biểu của gia đình sau một tháng đầu.

Mẹ có thể hỗ trợ quá trình điều chỉnh này bằng cách tạo ra một môi trường yên tĩnh, tối vào ban đêm, trong khi để mặt trời chiếu sáng vào ban ngày.

Trong những lần cho bú vào ban ngày, mẹ có thể nói chuyện, tương tác nhiều với con, trong khi những lần cho bú vào ban đêm thì nên yên tĩnh với ít ánh sáng nhất có thể. Những điều này sẽ giúp con yêu dần dần nhận ra và điều chỉnh nếp ngủ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời thật thất thường và khó lường

Trong những tuần đầu tiên, em bé có thể ngủ nhiều như một chú gấu ngủ đông. Nhưng vấn đề là hầu hết trẻ sơ sinh không ngủ quá 2 đến 4 giờ mỗi lần, cả ngày và đêm, trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời.

Trẻ sơ sinh thường ngủ 14 đến 18 giờ một ngày trong tuần đầu tiên và 12 đến 16 giờ khi chúng được một tháng tuổi. (Mỗi em bé là một cá thể khác biệt, một số bé ngủ ít hơn một chút hoặc nhiều hơn một chút so với trung bình.)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, dù em bé của mẹ háu ngủ nhưng lại rất thất thường. Trong một cuộc khảo sát gần đây trên BabyCenter, 71% bà mẹ tiết lộ rằng thiếu ngủ là phần khó nhằn nhất khi sinh con.

Có những bà mẹ chia sẻ “bé 9 tuần tuổi của tôi ngủ rất ngắt quãng, có khi con ngủ một mạch kéo dài 4 giờ đồng hồ, trong khi có những lúc, con mới ngủ 1 tiếng đã thức dậy.

Ngược lại, một số cha mẹ giật mình và thậm chí hoảng hốt khi thấy em bé ngủ rất nhiều.

Đôi khi trẻ sơ sinh không cần quá yên tĩnh để ngủ

Đừng cảm thấy như bạn phải thì thầm hoặc nhón chân lặng lẽ khi em bé sơ sinh đang ngủ. Hầu hết trẻ nhỏ có thể ngủ ở những nơi ồn ào nhất, sáng nhất. Trẻ sơ sinh không cần môi trường để ngủ như người lớn chúng ta hay cần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi mẹ biết rằng con yêu của mẹ vừa trải qua 9 tháng trong tử cung – nơi này không yên ắng như mẹ nghĩ. Âm thanh của nhịp tim, hệ tiêu hóa và các chức năng cơ thể khác của người mẹ thực ra lại tạo ra tiếng ồn khá to.

Nhiều trẻ sơ sinh ngủ tốt hơn khi được bao quanh bởi một số loại âm thanh lặp đi lặp lại, như tiếng quạt.

Trẻ sơ sinh cũng còn quá nhỏ để bị phân tâm bởi những gì xung quanh. Em bé chỉ đơn giản là ngủ bất cứ khi nào bé cần. Vì vậy, ít nhất là trong giai đoạn đầu, có lẽ mẹ sẽ không cần phải yêu cầu khách đến nhà phải im lặng, thì thầm. Và mẹ có thể đưa con ra phòng khách mà không phải lo lắng về việc phá giấc ngủ của con.

Hãy tận hưởng giai đoạn này, vì khi em bé của mẹ qua giai đoạn sơ sinh này, con sẽ bắt đầu nhận thức rõ hơn về môi trường của mình, bé sẽ qua giai đoạn “ngủ bất cứ lúc nào”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau đó, tiếng ồn và những tác động khác sẽ trở thành vấn đề với con, và mẹ sẽ phải bắt đầu rón rén bước chân trong nhà.

Mỗi em bé có tính cách ngủ riêng

Luôn có sự khác biệt trong từng em bé ở việc ngủ, cũng giống như người lớn có người ngủ nhiều, người ngủ ít. Cha mẹ có thể thấy những khác biệt này từ rất sớm. Như một bà mẹ hai con chia sẻ: “Đứa con đầu là đứa dễ ngủ, nhưng đứa thứ hai lại hay trở mình nhiều và ngủ ít.”

Dù mẹ có may mắn hay không trong việc con có dễ ngủ hay không thì mẹ vẫn có thể bắt đầu tập cho con những thói quen đi ngủ bằng những hành động lặp đi lặp lại trước khi ngủ và tìm hiểu thêm về những điều cần biết về giấc ngủ của con.

Em bé cần một không gian ngủ thoải mái

Thế hệ trước đây cần một chiếc giường cũi được trang bị bộ quây cũi, mền, và 1, 2 chiếc gối. Nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi. Hóa ra sẽ an toàn hơn cho con khi được ngủ trong một môi trường hợp lý. Tư thế ngủ và không gian ngủ an toàn nhất cho em bé là nằm ngửa trên một tấm nệm phẳng, chắc chắn, được phủ khít với tấm trải nệm. Chỉ cần như vậy.

Một chiếc giường không có chăn hay gối? Nghe có vẻ lạnh và khó chịu với người lớn, nhưng với quần áo phù hợp, điều này sẽ thật hoàn hảo, an toàn và dễ chịu cho em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong phạm vi em bé ngủ, hãy loại bỏ bất kỳ vật dụng nào có khả năng gây ngạt thở cho em bé, gây ra tình trạng ấm quá mức cần thiết hoặc làm suy yếu hô hấp, bao gồm mền, quây cũi, gối, thú nhồi bông. Điều này giúp giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ em) cho bé – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ cho trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi.

Nếu bạn ngủ chung giường với con, bạn có thể giảm nguy cơ SIDS cho bé bằng cách làm theo một số hướng dẫn cơ bản. Hãy tìm hiểu thêm về việc ngủ trên giường gia đình.

Và mặc dù em bé của bạn chưa thể ngủ an toàn dưới chiếc chăn tuyệt đẹp mà bạn đã chuẩn bị thì bạn vẫn có thể tận dụng nó như treo trên phía sau chiếc ghế bập bênh hoặc để bé nằm trên nó.

Theo Babycenter 

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương