Ê răng sau khi sinh là tình trạng không ít mẹ gặp phải. 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời các mẹ cùng tham khảo những nội dung sau:
- Chăm sóc răng miệng trước khi có thai
- Khi mang thai nên vệ sinh răng miệng thế nào?
- Xử lý tình trạng ế buốt răng sau sinh
Chăm sóc răng miệng trước khi có thai
Trước khi mang thai, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng của mình. Răng sẽ được làm sạch cẩn thận. Các mô nướu sẽ được kiểm tra và các vấn đề răng miệng cũng được điều trị trước khi bạn mang thai.
Bạn có thể chưa biết:
Không còn ê răng sau sinh với các bước chăm sóc răng miệng sau đây
Bên cạnh đó, chị em cũng cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày, chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, đồng thời lưu ý làm sạch vùng lưỡi, nướu… Khi có các dấu hiệu bất thường như thường xuyên chảy máu chân răng, tụt lợi… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và thăm khám.
1 lưu ý quan trọng trước, trong và sau khi mang thai là mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ ảnh hưởng đến men răng. Đồ ngọt cũng nằm trong danh sách đồ ăn nên hạn chế vì vừa không có lợi cho sức khỏe vừa sinh ra axit ăn mòn men răng, làm răng dễ bị sâu.
Chăm sóc răng miệng trong khi mang thai
Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ vẫn có thể thực hiện khi bạn mang thai. Bạn chỉ cần báo trước với bác sĩ nha khoa rằng bạn đang mang thai.
Các trường hợp răng cần chữa trị khẩn cấp vẫn có thể thực hiện trong khi mang thai. Tuy nhiên, những thủ thuật nha khoa không cần thiết, ví dụ như làm răng sứ, có thể dời lại sau khi bạn sinh. Trong 3 tháng cuối thai kì, nên tránh điều trị nha khoa.
Bạn cũng nên báo với bác sĩ nha khoa những loại thuốc hay thực phẩm bổ sung bạn đang dùng – bao gồm cả vitamin trong khi mang thai. Bác sĩ nha khoa có thể cần thay đổi cách chữa trị răng dựa vào những thông tin này.
Chụp X quang răng khi mang thai
Bạn vẫn có thể chụp X quang răng khi mang thai. Bác sĩ sẽ cẩn thận che chắn cho bạn và em bé. Ví dụ như che bụng và tuyến giáp của bạn để không ảnh hưởng đến bé.
Công nghệ X quang hiện đại đã an toàn hơn nhiều so với những thập kỉ trước. Theo Đại học X quang Hoa Kỳ, không có tia X dùng trong chẩn đoán nào có liều phóng xạ đủ lớn để gây ra tác dụng phụ trong phôi thai hoặc thai nhi đang phát triển.
Đừng bỏ qua việc kiểm tra răng miệng định kỳ khi mang thai. Răng bạn khi mang thai dễ tổn thương hơn bao giờ hết.
Mang thai gây ra thay đổi nội tiết tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh nha chu và nướu răng dễ chảy máu. Đây còn gọi là viêm nướu khi mang thai.
Bạn có thể chưa biết:
Chăm sóc răng miệng khi mang thai – Tưởng đơn giản nhưng mẹ bầu đừng chủ quan!
Nếu không muốn con bị sâu hết cả hàm răng thì cha mẹ phải nhớ những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ này
Chăm sóc răng khi bị ốm nghén
Ốm nghén là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị ê răng sau khi sinh. Vì khi nôn, mẹ có thể nôn ra axit ăn mòn răng.
Mẹ không nên đánh răng ngay sau khi nôn vì có thể làm mất men răng. Nếu vị kem đánh răng khiến bạn khó chịu, hãy thay đổi loại kem đánh răng khác không khiến bạn nôn.
Sau khi nôn, bạn có thể súc miệng với nước hoặc nước súc miệng. Ngoài ra, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường. Đó là cách để cân bằng pH trong miệng.
Chế độ ăn để bảo vệ răng
Mẹ nên tránh ăn vặt những món có đường. Trong khi mang thai, bạn rất dễ thèm ngọt. Tuy nhiên ăn nhiều đường khi mang thai khiến bạn dễ bị sâu răng.
Ngoài ra, bà bầu nên ăn chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, vitamin B12 và canxi để răng khỏe mạnh.
Răng của bé sẽ phát triển vào khoảng tháng thứ 3 của thai kì. Chế độ ăn uống lành mạnh có chứa các sản phẩm từ sữa, phô mai, sữa chua cung cấp các khoáng chất cần thiết để thai nhi phát triển răng, nướu, xương.
Ê buốt răng sau sinh – Mẹ chớ nên chủ quan
Tình trạng răng ê buốt sau sinh là nỗi khổ của không ít bà mẹ, nguyên nhân chủ yếu là do khi mang thai, cơ thể mẹ rất nhạy cảm và dễ bị thiếu chất, nhất là canxi, từ đó gây ra tình trạng ê buốt răng. Chế độ ăn uống cũng góp phần làm mẹ sau sinh bị ê răng khi răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn cứng, quá nóng, quá lạnh, nhiều axit…
Ê buốt răng ảnh hưởng đến khẩu vị của mẹ, làm mẹ phải ăn nguội để giảm ê buốt trong khi thức ăn nóng luôn thơm ngon hơn. Tình trạng này kéo dài dễ làm mẹ sau sinh mất cảm giác ngon miệng, ngại ăn, ảnh hưởng đến tâm trạng.
Cách giải quyết tình trạng sau khi sinh bị ê răng
Ngay sau khi sinh, bạn hãy đến nha sĩ kiểm tra răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sâu răng, viêm nướu để điều trị cho bạn ngay.
Răng ê buốt cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không đủ vitamin. Vì thế sau khi sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiếp tục uống vitamin.
Ngoài ra, các đồ uống có tính axit cao cũng là nguyên nhân khiến bạn ê buốt răng. Sau khi sinh, hãy tránh những loại đồ uống như cà phê, rượu, nước cam. Nếu uống các thức uống chứa axit như trà, nước chanh, mẹ có thể dùng ống hút để hạn chế răng phải tiếp xúc với axit.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng vô cùng quan trọng, đặc biệt là với bà bầu. Ê răng sau khi sinh là vấn đề nhỏ, nhưng sẽ gây nhiều phiền toái cho mẹ. Bạn không cần thêm những rắc rối khiến bạn khó chịu sau khi sinh đâu!
Xem thêm
- Mẹ suýt mất con chỉ vì con lười đánh răng, dẫn đến nhiễm trùng máu nguy cơ tính mạng.
- Không còn ê răng sau sinh với các bước chăm sóc răng miệng sau đây
- 5 chỗ bị thiệt hại trầm trọng sau khi sanh con của phụ nữ.