Đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai là một trong những thông số được mẹ bầu quan tâm hàng đầu. Thông số này đạt ngưỡng nào thì đúng chuẩn? Đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần, 37 tuần, 38 tuần hợp lý sẽ ở mức bao nhiêu?
Đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai là gì?
BPD là ký hiệu trong y học ám chỉ đường kính lưỡng đỉnh. Ba chữ này là viết tắt của cụm tiếng Anh “Biparietal Diameter”. Đây là đường kính của mặt cắt ngang lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ thai nhi.
Đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai có tác dụng gì?
Hiểu đơn giản, đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai chính là đường kính vòng đầu của thai nhi theo từng tuần tuổi. Chỉ số này không cố định mà sẽ thay đổi song song với sự phát triển của thai nhi.
Đây là chỉ số cực kỳ quan trọng trong kết quả siêu âm thai. Nó sẽ giúp các bác sĩ:
- dự đoán được tình trạng sức khỏe của thai nhi: trọng lượng, tuổi thai, tốc độ phát triển của thai
- ước lượng được tình trạng cân nặng, kích thước của bé lúc chào đời.
Chính vì thế, đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần, đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần, là giai đoạn cuối thai kỳ, rất được quan tâm.
Để ước lượng cân nặng bé sơ sinh, các bác sĩ thường tính dựa theo công thức sau:
Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: BPD = 90mm, ta có thể ước lượng thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.
Đo đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai vào thời gian nào thì chuẩn nhất?
Theo các chuyên gia y tế, khoảng thời gian thai được 13 – 20 tuần tuổi là lúc mẹ nên đo đường kính lưỡng đỉnh. Đây là giai đoạn phần đầu thai nhi phát triển rất nhanh. Nếu như mẹ tiến hành đó sau giai đoạn này, chỉ số sẽ không còn chính xác cao nữa.
Thao tác đo của phải rất chuẩn xác. Mặt phẳng phải cắt qua vách trong suốt, bản xương sọ phải đều và rõ, đồi thị và cuống đại não cân bằng, mặt phẳng phải cân đối qua đường giữa của sọ não. Đảm bảo đầy đủ yêu cầu như vậy, bản siêu âm mới kết luận chính xác được đường kính lưỡng đỉnh. Đó là đường từ mặt ngoài bản xương trên kéo dài đến mặt trong bản xương dưới.
Đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai như thế nào là bình thường?
Tiêu chuẩn đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai được xác định theo bảng dưới đây.
Do đó, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 13 – 40 tuần tuổi sẽ rơi vào khoảng 88 – 100mm.
Cụ thể: đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần là 89mm, đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần là 90mm, đường kính lưỡng đỉnh thai 38 tuần là 92mm.
Nếu chỉ số BPD bất thường thì sao?
Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để có thể đảm bảo sức khỏe thai nhi. Cùng với chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu, … , chỉ số BPD sẽ giúp bác sĩ phác họa rõ nét tình trạng phát triển của thai nhi.
Đường kính lưỡng đỉnh bất thường có nguy hiểm không?
Nếu thai nhi có chỉ số BPD nhỏ hơn mức chuẩn, nguyên nhân dễ đoán nhất chính là thai nhi chậm phát triển. Đôi khi, phần đầu của bé phẳng hơn so với các bé khác cũng khiến chỉ số BPD thấp hơn.
Ngược lại, nếu thai nhi có chỉ số BPD vượt chuẩn, có thể là do phần đầu của thai nhi khá lớn. Tình trạng này sẽ khiến mẹ sẽ gặp khó khăn khi “khai hoa nở nhụy”. Với những mẹ bầu lần đầu mang thai, đây là một thử thách không hề đơn giản. Trong trường hợp phần đầu thai nhi quá lớn và gây nguy hiểm nếu sinh thường, các bác sĩ sẽ gợi ý phương pháp sinh mổ để “mẹ tròn con vuông”.
Đường kính lưỡng đỉnh thai 38 tuần lớn cũng có thể là hệ lụy của bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ.
Kiểm soát đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai như thế nào?
Thao tác này vừa mang tính khoa học vừa mang tính tinh thần.
Để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ có thể tự điều chỉnh chỉ số BPD trong ngưỡng an toàn. Khi chỉ số BPD bình ổn và đạt chuẩn, mẹ sẽ an tâm vì con mình đã phát triển bình thường. Bé sẽ chào đời khỏe mạnh như những đứa bé khác.
Sau đây là 3 gợi ý để mẹ kiểm soát chỉ số BPD:
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Thai nhi cần rất nhiều dưỡng chất để hình thành các cơ quan và phát triển. Do đó, mẹ cần cung cấp đầy đủ và cân đối các chất cho quá trình quan trọng này. Thực đơn hàng ngày mẹ nên đảm bảo: chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin (rau củ quả).
Khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên cố gắng khám thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Thường xuyên theo dõi các thông số sức khỏe sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng thai kỳ.
Khi thai sang tuần 20, mẹ nên tiêm phòng uốn ván cho mẹ và con. Mẹ cần tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 2 phải tiêm trước thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng.
Bổ sung dưỡng chất thiết yếu
Nồng độ hemoglobin (Hb) dưới 11g/dl khiến mẹ bị thiếu máu. Mẹ sẽ dễ sảy thai, vỡ ối sớm, sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, … Bé sinh ra sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hay đau ốm, dễ mắc bệnh tim mạch.
Để tránh bị thiếu máu, mẹ nên bổ sung nhiều chất sắt. Thịt đỏ, cá, trứng, hạt bí ngô, bông cải xanh, rau chân vịt, … là những thực phẩm mẹ đừng nên bỏ qua.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung canxi để phòng loãng xương. Bé hấp thụ đủ canxi cần thiết thì xương vững vàng cứng cáp hơn. Chiều cao cũng được phát triển tối ưu. Mẹ có thể tìm thấy canxi nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây, …
Mẹ đừng quên bổ sung vitamin tổng hợp cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh nhé!
Đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai của bé là một trong nhiều chỉ số góp phần đưa ra kết luận về tình trạng thai nhi. Nếu như chỉ số chưa đạt chuẩn mong muốn, mẹ đừng quá áp lực. Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, mẹ và bé sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!