Dị ứng sau sinh tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng làm cho các mẹ cảm thấy rất khó chịu. Vậy tình trạng này kéo dài bao lâu thì hết? Có tự khỏi không hay mẹ phải dùng thuốc?
Khổ sở vì bị dị ứng sau sinh
Dị ứng sau khi sinh là bệnh lí ngoài da thường gặp ở những mẹ có cơ địa nhạy cảm. Khi tiếp xúc với một hay nhiều tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài hay một số thay đổi bên trong cơ thể.
Sau khoảng 1 – 3 tháng khi mới sinh em bé là thời điểm mẹ bỉm dễ dị ứng nhất.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh dị ứng đang ngày càng phổ biến ở nước ta, chiếm khoảng 20-30% dân số. Trong đó, ở phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh là 5-10%.
Biểu hiện của dị ứng sau sinh
Hiện tượng dị ứng, nổi mẩn ngứa sau sinh ở mỗi người thường có những triệu chứng riêng. Theo đánh giá của các bác sỹ BV Da liễu Trung ương bệnh nổi mẩn ngứa sau sinh thường có những dấu hiệu cơ bản sau:
Nổi mẩn trên da
Hiện tượng này là dấu hiệu căn bản nhất để nhận biết chứng mề đay, mẩn ngứa.
Mề đay nổi thành những nốt sẩn phù có kích thước 0.2 – 2cm. Ban đầu chỉ nổi vài nốt, ở một vùng da cụ thể .Sau đó chúng xuất hiện ngày càng nhiều. Chúng tạo thành mảng lớn lưu trú khắp toàn thân.
Cảm giác ngứa ngáy
Biểu hiện này ban đầu có thể chỉ xảy ra ở một vị trí nổi mề đay. Mang đến cảm giác ngứa ngáy, càng gãi thì càng ngứa, nổi sẩn phù màu đỏ. Tuy nhiên, đến khi lặn hẳn thì không gây bất kỳ tổn thương nào trên da.
Triệu chứng phù mạch
Triệu chứng này sẽ chỉ xuất hiện ở những chị em có mức độ nặng. Các nốt mẩn đỏ sẽ sưng tấy, phù nề. Nếu không sớm kiểm soát, các triệu chứng mề đay mẩn ngứa này sẽ tiếp tục diễn biến nặng hơn. Nó sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến mẹ bị dị ứng sau sinh
Do thay đổi nội tiết tố
Sự sản xuất, kích thích của nội tiết tố nhau thai có thể làm tăng nồng độ estrogen, progesterone trong huyết tương và nhiều loại androgen. Nồng độ các hormone trước và sau khi sinh này thay đổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng dị ứng sau khi sinh.
Hệ miễn dịch suy yếu gây dị ứng
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch là sẽ đào thải và phản ứng với những vật thể lạ hay sự thay đổi bất thường từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, sau khi sinh cơ thể yếu nên hệ miễn dịch cũng hoạt động kém, chính vì thế virut, vi khuẩn dễ xâm nhập gây nên tình trạng dị ứng.
Mẹ bị dị ứng vì chức năng gan kém
Sau khi sinh, cơ thể sản phụ vẫn chưa thể phục hồi được hoàn toàn, chức năng gan kém và không thể lọc được những độc tố trong cơ thể nên dẫn tới tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy.
Một số nguyên nhân khác gây dị ứng sau sinh
Một số mẹ bị dị ứng chỉ tự tiêu sau khi sinh mổ hoặc là có cơ địa kém, dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, huyết thanh… Khi cơ thể không đào thải được sẽ gây nên tình trạng dị ứng.
Nguồn nước, thức ăn, mỹ phẩm, các yếu tố thời tiết giao mùa, hanh khô… cũng là những nguyên nhân gây dị ứng phổ biến cho mẹ sau sinh.
Khi nào thì mẹ bỉm hết bị dị ứng?
Thông thường thì dị ứng có thể tự hết sau 6 – 8 tuần, nhưng điều này còn tùy thuộc vào biểu hiện và cơ địa của các mẹ như:
- Nếu sản phụ được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ thì dị ứng tự mất sau 6 – 8 tuần.
- Cơ địa mỗi người khác nhau nên cấu trúc da cũng khác nhau. Có mẹ bị dị ứng lâu ngày mới khỏi nhưng cũng có mẹ sau 2 – 3 ngày là hết. Thời gian khỏi dị ứng cũng tùy thuộc vào biểu hiện nặng nhẹ trên da.
Chính vì thế các mẹ không nên quá căng thẳng khi bị dị ứng. Thay vào đó hãy cải thiện tình trạng của mình bằng chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ.
Có nên dùng thuốc chống dị ứng sau sinh không?
Các loại thuốc chữa dị ứng thường chứa thành phần nên phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng. Vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ và gián tiếp ảnh hưởng tới các bé.
Một số loại thuốc được sử dụng cho việc điều trị dị ứng:
- Thuốc bôi dưỡng ẩm chứa vitamin E: Với những người dị ứng da có đi kèm với tình trạng khô và bong vảy. Loại thuốc này sẽ được sử dụng để giữ ẩm, làm mềm và giảm ngứa da. Loại thuốc bôi này khá an toàn và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bú mẹ.
- Thuốc chống dị ứng Chlorpheniramin: Là thuốc kháng histamine H1, có tác dụng giảm dị ứng và ngứa ngáy. Khi sử dụng loại thuốc này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho trẻ bú để hạn chế rủi ro phát sinh.
Sau khi sinh là một trong những thời điểm khá nhạy cảm. Nhất là với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và thận trọng khi sử dụng những loại thuốc điều trị dị ứng.
Xem thêm
- Ai dễ bị dị ứng kháng sinh sau sinh? Tại sao thai phụ phải dùng khi sinh?
- Bị ngứa sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Nổi mụn ngứa sau sinh có nguy hiểm không?