Chuyện gì đang xảy ra với cơ thể của mẹ khi đi cầu ra máu sau sinh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi cầu ra máu sau sinh khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng và không biết liệu cơ thể mình có đang bị làm sao hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Chuyện gì đang xảy ra với cơ thể của mẹ khi đi cầu ra máu sau sinh?

Đi cầu ra máu sau sinh hay khi mang thai hầu hết các trường hợp là do bệnh trĩ.

Bệnh trĩ xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Tình trạng này tương đối phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối và trong những tuần sau khi sinh.

Nếu mẹ bị căng thẳng khi đi tiêu hoặc đi đại tiện với phân cứng - một tình huống phổ biến khi bị táo bón - hoặc chà trĩ bị phơi nhiễm khi bạn lau, những tĩnh mạch bị sưng này có thể bị chảy máu.

Bệnh trĩ có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chảy máu khi đi tiêu
  • Sưng
  • Ngứa

Mặc dù trĩ là thủ phạm có khả năng nhất khiến đi cầu ra máu sau sinh. Nhưng các bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến chảy máu trực tràng.

Mẹ có thể làm gì để ngăn chặn vấn đề đi cầu ra máu sau sinh này?

Không có gì là bất bình thường khi ruột hoạt động hơi chậm trong những ngày sau sinh con. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng đi cầu ra máu sau sinh:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả tươi mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước. Một ly nước ép trái cây mỗi ngày, đặc biệt là nước ép mận, cũng có thể hữu ích.
  • Tập thể dục thường xuyên. Đi bộ, bơi lội và yoga đều có thể giúp giảm táo bón và giúp mẹ cảm thấy khỏe mạnh hơn. Mới sinh tuy có thể mệt nhưng mẹ cũng cần phải vận động để kích sữa, tử cung co bóp và đẩy sản dịch ra ngoài.
  • Lắng nghe cơ thể của bạn. Không bao giờ nín khi cảm thấy cần đi vệ sinh ngay cả khi bạn rất khó chịu. Nín đi đại tiện chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.
  • Tránh rặn quá nặng hoặc quá sức vì sẽ làm trĩ xuất hiện. Đồng thời cũng tránh ngồi trên toilet trong một thời gian dài nếu mẹ đi không được. Càng ngồi lâu áp lực trong bụng càng tăng và kéo dài, sẽ ảnh hưởng lên ruột và trực tràng.
  • Hỏi bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung chất xơ, chất làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng.

Cần làm gì khi đi cầu bị ra máu?

Thực hiện phương pháp Sitz Bath

Tắm ngồi (sitz bath) là phương pháp ngồi trong nước ấm để giảm đau hoặc sưng ở hậu môn hoặc cửa âm đạo. Bác sĩ có thể khuyên bạn tắm ngồi nếu bạn bị trĩ hoặc nứt nẻ hậu môn, hoặc bạn mới sinh con qua ngả âm đạo và bị tổn thương mô.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bất kể là để điều trị ở vùng nào, tắm ngồi là một cách hiệu quả và nhẹ nhàng để làm dịu vết thương. Mặc dù có dụng cụ chuyên dụng nhưng bạn có thể dùng bồn tắm thông thường.

Thư giãn cơ hậu môn trong quá trình ngâm sẽ giúp tối đa hóa lưu lượng máu. Học cách thư giãn các cơ này cũng có thể giúp cho việc đi tiêu ít đau hơn.

Các bài tập Kegel

Tập thể dục Kegel để giúp tăng cường và làm săn chắc các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, sẽ giúp phục hồi sau sinh.

Uống đầy đủ nước

Mẹ nên chịu khó bổ sung đầy đủ nước từ 2,5-3 lít nước mỗi ngảy để giảm sự khó chịu. Nước giúp phân mềm và hỗ trợ mẹ dễ đi cầu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung nước qua các thực phẩm khác như rau, củ, quả và trái cây. Mẹ có thể tham khảo các loại ớc ép trái cây để tránh táo bón.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giữ vệ sinh vùng hậu môn

Sau mỗi lần đi toilet, bạn nhớ phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ bằng loại giấy mềm trắng, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn. Tránh dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.

Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ

Có rất nhiều sản phẩm trị đi cầu ra máu trên thị trường, nhưng không phải loại nào mẹ bỉm sữa cũng sử dụng được. Vì sau sinh cơ thể còn yếu, nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân theo dúng liều lượng để mang lại hiệu quả.

Hơn hết, các mẹ bỉm sữa vẫn nên trao đổi và lấy ý kiến chuyên môn từ bác sĩ khi có hiện tượng đi cầu ra máu sau sinh. Đó là việc nên làm để đảm bảo an toàn về sức khoẻ nhất cho mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu