Dạy trẻ từ thuở còn thơ và dạy trẻ chào hỏi lễ phép là một trong những việc các bậc phụ huynh cần phải giáo dục, uốn nắn ngay khi con còn nhỏ.
Vậy bố mẹ hãy tham khảo ngay cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép tự giác mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở.
Bố mẹ nên làm gương khi dạy trẻ chào hỏi lễ phép
Một trong những phương pháp dạy trẻ chào hỏi lễ phép là bố mẹ phải làm tấm gương tốt cho con. Vì trẻ nhỏ thường hay bắt chước người lớn và làm theo y như vậy. Nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều trẻ em đã học thói quen xấu mà bố mẹ không hề hay biết.
Bố mẹ cũng cần dần thời gian để hướng dẫn con làm quen với các kỹ năng. Hoặc những phép tắc cơ bản khi con đến chơi nhà người khác. Theo đó, bé sẽ hình thành thói quen cư xử và nói năng đúng mực, lễ phép.
Không chỉ có bố mẹ mà tất cả các thành viên trong gia đình đều nên giúp bé học cách nói những cụm từ chào hỏi trong từng tình huống khác nhau. Bố mẹ khi dạy trẻ cách chào hỏi người khác cần phải nhớ nguyên tắc thật kiên trì và luôn là tấm gương tốt để con noi theo.
Trên những nền tảng có bản mà bố mẹ hình thành cho con thì việc dạy trẻ nói năng, chào hỏi lễ phép là điều không còn quá khó.
Dạy trẻ chào hỏi lễ phép
Bố mẹ có thể dạy trẻ chào hỏi lễ phép ngay từ khi còn nhỏ, có thể ngay từ khi con biết nói. Lúc này, phụ huynh có dạy trẻ những câu nói đơn giản như xin chào khi gặp ai đó và tạm biệt khi chia tay.
Sau này, khi con đã được 3-4 tuổi thì bố mẹ bắt đầu dạy con cách chào hỏi chi tiết hơn. Chẳng hạn, khi chào con phải nhìn thẳng vào mắt người chào. Nếu con chào người lớn thì khoanh tay lại.
Khi con nói xin chào cần nói đầy đủ cả địa vị của người gặp mặt như “cháu chào chú B, cháu chào ông A”. Trẻ lớn hơn một chút nữa thì bố mẹ có thể dạy con cách chào hỏi khi gặp người lớn là bắt tay và nói cám ơn khi rời khỏi một cuộc vui được mời.
Dạy trẻ biết nói lời xin lỗi và cám ơn
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, con còn quá nhỏ nên không cần thiết phải biết nói lời “xin lỗi hay cám ơn”. Nhưng nếu bố mẹ đợi con lớn mới uốn nắn thì lúc đó đã thành thói quen và rất khó sửa.
Vì vậy, bố mẹ nên dạy con nói những từ khiểu như “Làm ơn”, “Vui lòng”, “Cảm ơn”, “Xin lỗi”, “Con có thể…”, “xin mời”, “vâng”, “dạ”… để trẻ quen dần. Muốn con thực hành tốt những từ ngữ đó thì bố mẹ phải là tấm gương cho con. Phụ huynh nên sử dụng những từ ngữ này trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, bố mẹ cần giải thích cho con rõ ý nghĩa của từng từ ngữ và được sử dụng trong những hoàn cảnh nào phù hợp. Nếu trẻ sai hay quên thì bố mẹ phải nhắc nhớ con ngay.
Dạy trẻ biết tôn trọng người khác
Một trong những yếu tố rất cần thiết và quan trọng khi bố mẹ dạy con cách chào hỏi lễ phép. Bố mẹ cần phải dạy con cách biết tôn trọng người khác trong đó có cả bạn bè, người lớn xung quanh và ngay cả chính bản thân của trẻ.
Các bậc phụ huynh cũng cần thể hiện cho con thấy mình đang tôn trọng con. Từ đó, bé sẽ biết được cảm giác được tôn trọng như thế nào. Bé cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác. Khi con biết tôn trọng người khác thì sẽ quan tâm đến người khác. Tinh thần trách nhiệm của con cũng được nâng lên và sống hòa thuận với bạn bé trang lứa hơn.
Cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép đúng mực khi giao tiếp cũng không quá khó nếu bố mẹ bắt tay ngay vào việc thực hiện ngay từ khi con còn nhỏ. Chắc chắn khi lớn lên con sẽ tự giác biết chào hỏi lễ phép mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở. Bố mẹ cũng cần chú ý, dạy con là cả một quá trình và bố mẹ cần đi đúng phương pháp và có sự kiên trì.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!