Dạy trẻ ăn dặm kiểu Nhật - Mẹ đã biết những kiến thức cơ bản này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ ăn dặm kiểu Nhật đang là phương pháp “hot” và đã có nhiều thông tin chia sẻ về thực đơn cho trẻ. Tuy nhiên, có những bậc cha mẹ vẫn chưa biết đến những khái niệm cơ bản của phương pháp này. Nắm được kiến thức cơ bản, gốc để hiểu rõ vấn đề thì có thể áp dụng cách ăn dặm này tốt nhất.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được các mẹ Việt ưu tiên hơn hẳn vì những ưu điểm hợp lý và có cơ sở khoa học. Một số đặc điểm chính của phương pháp ăn dặm này như sau:

  • Các bé sẽ được ăn thức ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô theo từng giai đoạn phát triển kĩ năng của bé.
  • Thức ăn đa dạng và được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau.
  • Đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn.
  • Tuyệt đối không thúc ép con ăn.
  • Thức ăn không nêm gia vị, vì ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của bé.
  • Phương pháp chế biến: Chế biến thức ăn dưới dạng đông lạnh, trữ đông trong tủ lạnh có thể đến cả tuần, rồi mỗi bữa ăn sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé.
  • Cho bé ăn các món ăn riêng rẽ, không trộn chung với nhau như Ăn dặm truyền thống của Việt Nam.
  • Không đi rong, chơi đồ chơi hay xem tivi trong khi ăn.

Khi nào có thể dạy trẻ ăn dặm kiểu Nhật ?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị độ tuổi thích hợp nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm ít nhất 5 tháng và chuẩn nhất là khoảng 6 tháng tuổi. Không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn dặm vì những nguyên nhân sau: 

  • Hệ tiêu hoá còn non nớt chưa hấp thụ được hết dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của trẻ chưa tiêu hoá được thức ăn. Do đó, điều này dẫn đến bé luôn có cảm giác no và bỏ sữa.
  • Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dị ứng cao.

Cũng như không nên đợi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì lúc này trẻ đã quá quen với việc bú sữa. Trẻ sẽ rất khó chấp nhận việc tiếp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc loãng khác với sữa mẹ. Nhiều trường hợp bé có thể gặp nhiều khó khăn khi phải tập làm quen với muỗng, dĩa,…khi ăn dặm muộn.

Dấu hiệu mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ ăn dặm kiểu Nhật 

Khi bạn thấy bé có những dấu hiệu dưới đây thì có thể bé đã sẵn sàng thử sức được với phương pháp ăn dặm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bé có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng mà không cần giúp đỡ.
  • Bắt đầu gặm đồ chơi.
  • Kỹ năng cầm nắm của bé phát triển.
  • Lưỡi trẻ không còn tự động phản xạ đẩy vật lạ ra ngoài.
  • Cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sanh.
  • Bạn đút được thìa vào miệng trẻ.

Đôi khi, cha mẹ cũng có thể lầm tưởng những dấu hiệu dưới đây là bé đã sẵn sàng, nhưng thực tế không phải.

  • Tỉnh giấc đêm.
  • Chậm tăng cân.
  • Bé chăm chú nhìn ba mẹ ăn hoặc với tay đòi đồ ăn.
  • Bé còi cọc hoặc bụ bậm quá.

Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong khi ăn dặm?

Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể, ngay cả trong thời gian ăn dặm. Giai đoạn bú sữa mẹ có giới hạn nên duy trì cho đến khi nào mẹ và con có thể tiếp tục. Bầu sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng quý giá, mà còn là mối liên kết tình mẫu tử. Do đó, nếu có điều kiện, hãy chờ tới khi trẻ bỏ sữa tự nhiên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần phân biệt rõ hai khái niệm “bỏ sữa” và “cai sữa”. Bỏ sữa là trường hợp mẹ không can thiệp mà trẻ tự nhiên thôi bú mẹ. Còn “Cai sữa” là người mẹ quyết định thời gian trẻ bú mẹ đến một thời điểm nhất định.

Cách dạy trẻ ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn

5-6 tháng – Giai đoạn bé nuốt chửng

  • Bắt đầu bằng 1 thìa cháo nghiền với tỷ lệ 1:10. Chọn thìa mềm, không quá sâu để trẻ không khó chịu.
  • Bước đầu nên bắt đầu từ buổi sáng, trước cữ bú tầm 1 tiếng.
  • Những lần đầu, bé sẽ không chịu và nhè thức ăn ra. Nhưng hãy bình tĩnh, cho trẻ tiếp tục bú hay uống sữa nếu bé muốn.
  • Khi trẻ đã quen với cháo nghiền, dần dần tăng số lượng lên.
  • Lúc đầu, chỉ nên cho trẻ ăn 1 loại thực phẩm mỗi ngày. Như luộc cải bó xôi bỏ vào chung với cháo nghiền.
  • Sau 1 tháng, có thể tăng lên 1 ngày ăn 2 bữa. Lúc này có thể dùng các loại thực phẩm có protein như đậu phụ, cá,..

7 – 8 tháng tuổi – Giai đoạn bé nhai trệu trạo

  • Cách cho bé ăn về cơ bản giống giai đoạn trên.
  • Khi bé ăn súp, hãy để thìa theo chiều ngang.
  • Đặt thìa lên môi dưới, đợi bé đưa thức ăn vào miệng bằng môi trên.
  • Hãy sử dụng ghế ăn nếu bé đã có thể ngồi 1 mình.
  • Để có lực ở lưỡi và hàm, hãy cho bé ngồi sao chân chạm sàn hay tấm đỡ ở ghế.

9 – 11 tháng tuổi – Giai đoạn bé tập nhai

  • Khoảng 9 tháng tuổi, cho trẻ ăn 1 ngày 3 bữa. Và tạo điều kiện ăn cùng với gia đình.
  • Tạo cơ hội cho bé ăn bốc. Để tránh vương vãi, hãy đeo 1 chiếc yếm cho bé. Như cơm nên nắm thành nắm nhỏ để bé dễ cầm.
  • Cho bé nhìn mẹ nhai và mẹ hướng dẫn em cách nhai.

12 tháng đến 18 tháng – Giai đoạn nhai khỏe

  • Lúc này bé ăn bốc đã giỏi và có thể dùng răng cắn thành miếng vừa miệng và nhau tóp tép bằng lợi.
  • Vẫn cố gắng tạo điền kiện để bé ngồi cùng ăn với ba mẹ. Đồng thời, chỉ dạy bé phép lịch sự và thưởng thức bữa ăn vui vẻ trên bàn ăn.
  • Giúp trẻ những việc mà bé không thể làm. Còn lại hãy để bé tự nhiên và thoải mái chọn lựa.
  • Trước giờ ăn tầm 1-2 tiếng, không cho bé ăn vặt để bé tự giác ăn uống.
  • Dạy trẻ có tư thế ngồi đúng trên ghế. Mặt dưới chân chạm sàn hay tấm hỗ trợ, và lưng thẳng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu