Khi con đến tuổi dậy thì - Khi nào được gọi là dậy thì sớm?

Dậy thì sớm ở trẻ - Bao giờ là sớm?

Dậy thì sớm ở trẻ là thực trạng xảy ra trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều trường hợp cho thấy dậy thì sớm là biểu hiện của bệnh lý nào đó và cần phải được điều trị.

Dậy thì ở trẻ, khi nào là sớm?

Trẻ được coi là dậy thì sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Độ tuổi chính xác vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi chính thức nói trên xuống nữa. Nhóm khác lại nói làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ cần được điều trị thực sự.

Cần phân biệt dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm. Một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần không kèm theo các dấu hiệu dậy thì khác.

Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm

Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra biến đổi này. Trong số đó phải kể đến u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp. Ở các bé gái trên 6 tuổi, những nguyên nhân kể trên thường rất hiếm gặp. Nhưng vẫn cần được bác sĩ cân nhắc. Một nguyên nhân khác cần được chú ý là gia tăng lượng estrogen đưa vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn, đồ nhựa…

Biểu hiện trẻ dậy thì sớm

Dậy thì sớm xuất hiện ở các bé gái nhiều hơn 10 lần so với các bé trai.

Ở bé gái, cần tìm các dấu hiệu: ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt. Ở bé trai, cần tìm các dấu hiệu: tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, trứng cá, giọng trầm đi. Sự tăng chiều cao cân nặng có thể nhận thấy ở cả hai giới.

Trong suốt thời kỳ dậy thì xương liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm chúng ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp.

Cần làm gì khi phát hiện trẻ dậy thì sớm?

Khi thấy con trẻ có các biểu hiện của việc dậy thì sớm, phụ huynh cần đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân. Nếu trẻ dậy thì sớm do nguyên nhân u nang buồng trứng, tuyến thượng thận hoặc não có vấn đề. Thì sẽ được chữa trị hoặc phẫu thuật nếu cần thiết. Còn nếu nguyên nhân là do các tác nhân bên ngoài, do lượng hormone cao hơn bình thường. Các bác sĩ sẽ có cách can thiệp để kìm hãm bớt sự phát triển của hormone sinh dục.

Phần lớn trẻ dậy thì sớm thường có tâm lí sợ hãi, bất an trước những biến đổi khác biệt của cơ thể. Vì thế, cha mẹ cần phải giải thích cặn kẽ các vấn đề về sự thay đổi này. Cũng như dạy trẻ cách chăm sóc, vệ sinh thân thể.

Với bé gái

Phụ huynh cần hướng dẫn con vệ sinh hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm. Đặc biệt phải chú ý đến chu kì kinh nguyệt của con, nếu ra huyết quá nhiều thì cần đưa bé đi khám ngay. Ở độ tuổi 8 – 10 tuổi, tuy phát triển sớm về sinh lí. Nhưng tâm lí, nhận thức vẫn chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, bố mẹ cần giáo dục giới tính để trẻ biết cách cảnh giác những đối tượng xấu. Tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Với bé trai

Phụ huynh có con trai dậy thì sớm cần chia sẻ cho con những vấn đề về giới tính. Nhưng đặc biệt không để trẻ tò mò. Nếu trẻ có hiện tượng xuất tinh thì cần phải theo dõi, không để trẻ thủ dâm.

Hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ

Theo TS.BS Nguyễn Khánh Hòa, hiện đang làm việc tại Trường Đại học Alberta của Canada. Cha mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để giảm nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

- Cho trẻ ăn với chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ép trẻ ăn quá nhiều, nên để trẻ ăn những món ăn yêu thích.

- Cân bằng thực phẩm bằng cách tăng cường rau quả, ăn đủ thịt, cá, tôm. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh và uống nước ngọt có gas.

- Khuyến khích trẻ vận động bằng các bộ môn bơi lội, đạp xe để tiêu hao năng lượng, giảm nguy cơ béo phì.

- Để trẻ ngủ đủ giấc, giảm ăn vặt, bánh kẹo nhiều đường.

Khi nào cần điều trị?

Theo các chuyên gia nội tiết cho hay, thuốc ức chế dậy thì là một loại nội tiết tố. Cơ chế của các loại thuốc này là hạn chế kinh nguyệt sớm, ức chế tuyến yên tiết ra hormon sinh dục rõ rệt. Làm cho sự phát triển sinh dục giảm, giảm các hormon gây dậy thì sớm. Kết quả là làm giảm các biểu hiện kinh nguyệt, giảm tốc độ tiến triển dậy thì sớm.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc này chỉ làm giảm bớt các biểu hiện. Làm chậm lại dậy thì sớm chứ không chữa được. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng cho con mình bởi đi kèm với những lợi ích trên. Các loại thuốc này còn có những ảnh hưởng không tốt khác như: Thay đổi nội tiết, trẻ phải chịu những cơn đau, lão hóa sớm về sau... Không những thế, thuốc ức chế hormon sinh dục nếu tiêm cho trẻ bình thường là đi ngược lại nhịp sinh học đang phát triển của các em. Gây rất nhiều điều bất lợi. Sau khi dùng thuốc, có thể các bộ phận như buồng trứng, tinh hoàn của trẻ sẽ teo nhỏ, ngừng phát triển hoặc gây vô kinh, vô sinh…

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh