Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng vào tuần thứ 35, mẹ có sinh thường được không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 35 thật ra không quá nguy hiểm như mẹ nghĩ. Bởi thai nhi nhận dưỡng chất và oxy qua dây rốn chứ không phải qua việc hít, thở qua mũi và miệng. Theo các bác sĩ, rất ít trường hợp bị suy thai do dây rốn quấn quanh cổ thai nhi.  Tuy nhiên để có thể yên tâm hơn về vấn đề này, hãy theo dõi ngay bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn quanh cổ thai nhi

Có thể hiểu nguyên nhân chính gây ra tình trạng dây rốn quấn quanh cổ là do sự chuyển động quá mức của thai nhi trong túi ối. Đặc biệt thai nhi ở tuần 35 cận thời điểm chào đời càng hiếu động và dễ mắc phải tình trạng này.

Cấu tạo bề mặt dây rốn là thạch Wharton (một lớp sáp mềm, dẻo và trơn) bảo vệ quanh dây rốn. Với nhiệm vụ giữ không cho dây rốn bị thắt nút, quấn quanh cổ hay tay chân thai nhi. Tuy nhiên nếu lớp sáp không đủ trơn sẽ dẫn đến nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ, tay chân khi thai nhi chuyển động trong bụng mẹ. Ngoài ra hiện tượng này còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Dây rốn quá dài
  • Cấu trúc của dây rốn kém
  • Mẹ bị dư ối
  • Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai

Dây rốn quấn cổ thai nhi là sự di chuyển quá mức của bé yêu trong túi ối

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Thực tế thai nhi nhận dưỡng chất và oxy từ dây rốn chứ không phải hít thở qua mũi, miệng như phụ huynh lầm tưởng. Vì vậy bạn đừng lo bé không nạp dưỡng chất hay không thở được vì dây rốn quấn cổ.

Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho rằng: Các vấn đề về nhau thai mới là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lưu thai. Nguyên nhân này chiếm đến 26% và chỉ 10% còn lại là do bất thường dây rốn. Trong đó có một số trường hợp giả định là do dây rốn nếu các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân thai chết lưu.

Một chứng minh gần đây cho thấy 6,6% trong 200.000 trẻ ra đời với một sợi dây rốn quấn ở cổ vẫn sống khỏe mạnh. Như vậy, mẹ có thể yên tâm khi rủi ro xảy ra là rất nhỏ và không gây nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng tuần 35 có sinh thường được không?

Thật may mắn, hiện tượng dây rốn quấn cổ không nhất thiết phải chỉ định sinh mổ!

Bởi vì ở tuần thứ 35 là thời điểm quá trình chuyển dạ bắt đầu diễn ra. Khi đó nhau thai, dây rốn và em bé cùng di chuyển xuống âm đạo của mẹ cho hành trình chào đời. Vì vậy việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ không ảnh hưởng đến mức phải thực hiện sinh mổ. Miễn là chiều dài dây rốn đủ dài để đầu bé lọt vào khung xương chậu mẹ. Phần cơ thể còn lại của bé sẽ nhờ cơn co gò tử cung đẩy lọt ra ngay sau đó.

Hiện tượng này cần lưu ý nếu dây rốn bị ngắn và quấn quanh người bé cận ngày sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên nếu dây rốn ngắn và quấn quanh người sẽ rất nguy hiểm. Điều này làm cho bé không thể di chuyển vào âm đạo và bị treo lơ lửng giữa chừng. Cũng có trường hợp bị sa dây rốn làm cho các mạch máu bị co thắt. Dây rốn không thể cung cấp máu cho thai nhi và nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm. Yên tâm là những tình huống này rất hiếm gặp và mẹ sẽ được kiểm tra trước khi “lâm bồn”.

Nên làm gì khi phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Thực tế hiện tượng này có thể tự hết nhờ vào quá trình vận động của bé cưng. Tuy nhiên mẹ nên đến cơ sở y tế để kiểm tra thường xuyên tránh các rủi ro. Điều quan trọng mẹ cần làm là giữ bình tĩnh, vì đây là tình trạng bình thường ở các bé. Nếu chẩn đoán không có gì bất thường bạn có thể tự kiểm tra thai máy mỗi ngày.

Thai máy là những cử động nhỏ của thai nhi có thể cảm nhận từ bụng mẹ. Để ý những cử động của bé như gõ nhịp, uốn tròn, cuộn người hay đạp chân vào thành bụng. Thực hiện đếm thai máy 3 lần/ngày, mỗi lần 30 phút sau ăn no.

Lưu ý rằng, nếu thai cử động < 4 lần thì mẹ hãy đếm thêm 1 giờ nữa. Vì có thể thai đang ngủ, thời gian ngủ trung bình của thai 20 phút-2 giờ. Nếu trong một giờ này thai máy tốt > 4 lần, mẹ hãy cứ tiếp tục theo dõi đến cận ngày sinh. Ngược lại, nếu thai máy yếu mẹ nên đến cơ sở y tế chuyên môn để được khám ngay.

Kiểm tra thai máy thường xuyên để nắm được tình trạng của bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết luận

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn yên tâm phần nào về tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Cũng như nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác hãy làm theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn có một thai kỳ suôn sẻ, bé sinh ra khỏe mạnh, đáng yêu!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen