Dạy con tự kiểm soát cảm xúc và xử lý sự hung hãn của con

Đây là bài chia sẻ giúp cha mẹ cách xử lý và dạy con bắt đầu phát triển khả năng tự kiểm soát và ít dựa vào các hành vi hung dữ, mè nheo, khóc lóc ăn vạ của mình để truyền đạt nhu cầu và cảm xúc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con tự kiểm soát cảm xúc và đối phó với sự hung hăng của con trẻ luôn là vấn đề các mẹ trẻ quan tâm!

Thông qua giai đoạn phát triển cảm xúc của mình, có những bé có thể thường làm những việc gây tổn thương đến mình như bứt tóc, đập đầu ... để gây sự chú ý, để truyền đạt thông tin, hay để muốn điều gì đó!

Lý do con không kiểm soát được hành vi của mình

Ở thời điểm bé dưới 1 tuổi, bé chưa đủ khả năng tư duy, nên các hành động bộc phát chỉ là bé chưa kiểm soát được cảm xúc của mình, và bé cũng sử dụng công cụ này để truyền đạt cảm xúc của mình. Theo thời gian, bé học được nguyên nhân, hậu quả, các nguyên tắc, đúng sai... bé sẽ dần điều chỉnh hành vi. 

Bắt đầu từ khoảng 18 tháng, trẻ mới biết đi được biết rằng mình sẽ dần tách khỏi cha mẹ và rất mong muốn hành động một cách độc lập khi có thể. Nhưng bé chỉ có sự tự chủ hạn chế và chưa học cách chờ đợi, chia sẻ, và thay phiên nhau.

Và trong khi bé đang học nhiều từ hơn mỗi ngày, bé vẫn dựa nhiều vào hành động của mình để giao tiếp. Khi bé tức giận, nản lòng, mệt mỏi, hoặc bị choáng ngợp, bé có thể đánh, đẩy, tát, lấy, đá, hoặc cắn để nói với bạn, con đang rất là điên! Hoặc, con mệt rồi! Hoặc, con đã vượt qua giới hạn của mình và cần nghỉ ngơi.

Dạy con tự kiểm soát cảm xúc và xử lý sự hung hãn của con!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để xử lý cũng như dạy con cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc - Đầu tiên, hãy nhìn lại cách xử lý của cha mẹ

Không có hai đứa trẻ hoặc gia đình nào là giống nhau cả

Hãy cùng trả lời và phân tích các câu trả lời cho câu hỏi sau:

  • Những tình huống nào thường dẫn đến con sẽ phản kháng mạnh mẽ?
  • Tại sao khi gặp tình huống đó con lại phản kháng như thế?
  • Khi con bạn hành động theo những cách có vẻ hiếu chiến, ba mẹ thường phản ứng như thế nào?
  • Ba mẹ có bao giờ nghĩ hay suy xét các phản ứng của mình tại thời điểm đó có ích cho con của mình hay không? Tại sao?
  • Bé có học được gì sau những tình huống đó không? Hay cha mẹ có rút được kinh nghiệm gì để khi tình huống lặp lại hướng dẫn con thế nào không?

Cách xử lý quản lý cảm xúc theo độ tuổi phù hợp

Giúp con bắt đầu phát triển khả năng tự kiểm soát và ít dựa vào các hành vi hung dữ để truyền đạt nhu cầu và cảm xúc theo đồ tuổi phù hợp:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ sơ sinh đến 12 tháng:

  • Hãy nói ngắn gọn điều cần nói với con, không nên giải thích quá nhiều và quá dài dòng lý thuyết. Vì ở độ tuổi này, trong thời gian đang "ĐIÊN" thì mọi lời nói nhiều đều không mang lại tác dụng hay hiệu quả để bé hiểu.
  • Giọng nói rõ, lớn nhưng không giận dữ.
  • Sau đó, chuyển hướng sự chú ý của bé.
  • Nếu bé kéo tóc của bạn, hãy giữ một đồ chơi thay thế.
  • Khi bé đòi tiếp tục xem Ti vi, hãy đưa cho con đồ chơi với các nút để đẩy.
  • Nếu bé đập đầu, hãy cho bé cái gồi và quả banh
  • Hãy suy nghĩ các cách giải quyết thay thế cho các hành vi của con bạn.

Từ 12 Tháng trở lên:

Khi trẻ mới biết đi hiếu động, có nghĩa là trẻ không thể kiểm soát được và cần được giúp đỡ để bình tĩnh trước khi mọi thứ diễn ra trong thế giới của bé, cần cha mẹ hiểuu được tâm lý hành vi ở độ tuổi khủng hoảng của mình.

Các chiến lược sau đây có thể giúp bạn giúp con bạn học cách quản lý cảm xúc của mình và phát triển khả năng tự kiểm soát:

  • Bình tĩnh. Bạn càng bình tĩnh thì con bạn sẽ bình tĩnh càng nhanh.
  • Nhận và hiểu ra cảm giác hay mục tiêu của con bạn. Hãy cho con bạn biết rằng bạn hiểu con đang muốn làm gì: Con khóc vật vã khi mẹ bảo đi về khi con đang chơi rất vui ở sân chơi cát. Mẹ cũng có thể "Điên" nhưng đừng bao giờ mất kiểm soát để phải đánh bé chỉ vì nhu cầu chính đáng muốn ở chơi thêm!
  • Sử dụng cử chỉ cùng với từ ngữ rõ để giao tiếp với bé.
  • Sử dụng giọng nói bình tĩnh, cứng rắn (không tức giận).
  • Đồng thời, sử dụng cử chỉ "dừng lại" hoặc "không-không". Bạn có thể nói, Không đánh, đánh đau, khi bạn nắm lấy tay và giữ nó bên cạnh, chắc nhưng không giận dữ.

Cung cấp các lựa chọn thay thế:

  • Cho con có thể chấp nhận cách để đạt được mục đích của mình. Thay vì ném đồ lung tung, hãy cho con một quả bóng mềm để ném vào rổ. 
  • Hãy thử làm bé phân tâm, chuyển sự chú ý sang chổ khác. Bỏ qua cơn giận dữ của con bạn, và thay vào đó, hãy làm điều gì đó khác như: chỉ vào một con chim bên ngoài có thể hỏi con gì? tại sao lại bay cao thế?..., bắt đầu đọc một quyển sách mà con yêu thích, hoặc nhặt đồ chơi thú vị và bắt đầu chơi với nó.
  • Điểm mấu chốt là trẻ nhỏ chuyển hướng chú ý. Khi bạn bỏ qua cơn cáu giận, con có xu hướng cho qua nhanh hơn nhiều và chấp nhận một trong những hoạt động mẹ bày cho.

Dạy con tự kiểm soát cảm xúc và xử lý sự hung hãn của con!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách quản lý cảm xúc mạnh mẽ

Khi con bạn thực sự tức giận, gợi ý rằng con hãy nhảy lên và xuống, đá một quả bóng, gập giấy, âu yếm với một con gấu bông hoặc sử dụng một số chiến thuật khác mà ba mẹ cảm thấy là thích hợp.

Điều này dạy cho con của bạn thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ theo những cách lành mạnh, không gây tổn thương.

Giúp con lắng dịu. Một số trẻ bình tĩnh hơn khi bé có thể ở một nơi an toàn, yên tĩnh. Đây không phải là trừng phạt. Đó chỉ là giúp trẻ học cách xoa dịu bản thân và lấy lại sự kiểm soát. Khi con của bạn tự kéo mình lại với nhau, hãy nói cho con biết rõ con đã làm rất rất tốt trong việc kiểm soát cảm xúc của mình thông qua sự bình tĩnh của con.

Nguồn - Zero To Three

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis