Tính độc lập vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Vậy dạy con tính độc lập như thế nào? Hãy theo dõi nhé!
Dạy con tính độc lập bắt đầu từ những việc nhỏ
Trong mỗi mái ấm đều có vô số việc nội trợ vặt vãnh, hãy để trẻ tiếp xúc với những việc đơn giản. Dọn dẹp bàn sau khi ăn chẳng hạn. Một khi chúng đã ý thức được tầm quan trọng của việc giữ đồ đạc gọn gàng ngăn nắp đúng nơi đúng chỗ, chúng có thế áp dụng nguyên tắc ấy ở những công việc khác. Tuy nhiên, đừng để chúng tự làm ngay mà hãy nên bắt đầu bằng gợi ý nhờ giúp đi kèm có kiểu thưởng nào đó.
Độc lập và trách nhiệm luôn đồng hành
Đây là hai phẩm chất mà trẻ nhỏ cần được phát triển song song cùng lúc. Trẻ cần tự thân vận động những việc nhỏ nhặt nhất như mặc quần áo, thắt dây giày… Rất nhiều việc khác các bậc phụ huynh nên khuyến khích con tự thực hiện. Bên cạnh đó, nên tập cho trẻ hói quen chịu trách nhiệm với những việc mà chúng đã làm.
Dọn dẹp đồ chơi
Thu dọn mọi thứ sau khi bày biện ra chơi là một trong những việc các bé phải học và làm. Cha mẹ giúp con tự cất đồ đạc đúng nơi đúng chỗ tức là đang dạy trẻ giá trị việc giữ gìn đồ vật và làm quen với tính gọn gàng ngăn nắp. Lớn hơn một chút, chúng sẽ cảm thấy mình có bổn phận khi tiếp cận với các sự việc hay những nơi cần thể hiện tính trách nhiệm.
Làm việc vặt ở nhà
Bắt đầu 9 tuổi là trẻ đã lớn hơn một chút và cha mẹ đã có thể cho chúng phụ giúp làm vài việc vặt trong nhà. Cần nhớ, mục đích phụ huynh làm thế là để trẻ học yêu thích việc mình làm chứ không phải để sợ, ngại. Thế nên quan trọng là giúp trẻ sao để vừa duy trì được sự vui vẻ khi làm, vừa để chúng học được cách thực hiện bổn phận đúng đắn và hiệu quả.
Dạy con không sợ khổ
Công việc dù nhỏ tới đâu cũng gây chật vật, vã mồ hôi cho trẻ, đôi khi có đứa sẽ than khổ. Gia đình nào có cậu con trai hay nhăn nhó khi làm việc nhà phải càng cảnh tỉnh. Bởi nếu một người đàn ông mà sợ khổ thì sẽ không làm được gì cho đời. Nhà cũng để ý đến cả người con út, nhân vật bao giờ cũng được cưng chiều, ưu ái chăm lo, nhất là nhà đông con. Cha mẹ cần phải “triệt ngay” suy nghĩ trong đầu mình “đòi gì chiều nấy” hay quan điểm “con chỉ cần lo học thôi, những việc khác không cần quan tâm”. Chẳng những để con tham gia việc nhà, cả những hoạt động công ích, thậm chí làm tình nguyện viên, cha mẹ cũng nên giới thiệu cho trẻ tiếp cận khi chúng lớn dần.
Kiên trì cho trẻ tự đi bộ
Khi dẫn trẻ ra ngoài, trong mọi điều kiện cho phép, bạn hãy cố gắng kiên trì để trẻ tự bước đi. Nếu quãng đường khá xa, có thể cho trẻ nghỉ ngơi vài lần, không nên vừa nghe trẻ nhõng nhẽo hay kêu mệt là lập tức bế trên tay hay dùng xe đẩy ngay. Khi bạn quá bảo bọc con, tâm lý ỷ lại ở trẻ sẽ ngày càng lớn, ý thức độc lập sau này sẽ khó bồi dưỡng vì trẻ luôn nghĩ bản thân không cần chịu vất vả hay khó khăn, luôn có người ở phía sau nâng đỡ.
Để trẻ biết chịu đau ở mức độ thích hợp
Trẻ té ngã là chuyện rất bình thường, chúng có thể hoàn toàn tự đứng dậy nhưng đa số người lớn xót con, lúc nào cũng vội chạy đến bế con lên rồi không ngừng dỗ dành, xuýt xoa. Kỳ thực, cách thương con này chưa hẳn tốt cho sự phát triển nhân cách và bản lĩnh sinh tồn của trẻ về sau.
Ví dụ thay vì khi trẻ ngã, bạn vội vàng hỏi trẻ “Đau không con?”, tốt hơn là hãy nói với trẻ “Không đau, con đứng dậy là không đau nữa”. Câu khẳng định thay vì câu hỏi này có thể giúp trẻ trấn an tinh thần, vừa giống như câu khen ngợi rằng trẻ rất dũng cảm, từ đó khiến trẻ cảm thấy bản thân có thể làm được nhiều thứ và biết tự lập hơn.
Bố mẹ nên là tấm gương
Bố mẹ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, vì vậy trước khi đòi hỏi trẻ độc lập, bạn phải là tấm gương tốt ở mặt này. Nhiều vợ chồng cãi nhau luôn đổ lỗi cho đối phương, thậm chí chiến tranh lạnh, bỏ mặc mọi thứ trong nhà không lo v.v… những hành vi thiếu trách nhiệm này sẽ bị trẻ quan sát và cảm nhận, trong khi khả năng phân biệt đúng sai ở trẻ 1 – 3 tuổi là không có, từ đó trẻ sẽ có xu hướng bắt chước người lớn, mất đi ý thức độc lập và dễ ỷ lại vào người khác.
Trên đây là những bí quyết cho cha mẹ dạy con tính độc lập ngay từ bé, chúc các bạn thành công!
Xem thêm
- Dạy con cách chơi độc lập như thế nào?
- Dạy trẻ cách giao tiếp tự tin khi gặp người lạ hoặc cần giúp đỡ
- Cách dạy con học tiếng Việt lớp 1 để khơi dậy tinh thần ham học hỏi của bé