Mách mẹ kinh nghiệm dạy con học chữ cái cực kỳ đơn giản

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con học chữ cái là một công việc tưởng như rất dễ nhưng lại vô cùng khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ nếu như ta không biết cách dạy. Bài viết sau đây chia sẻ một số kinh nghiệm bổ ích về việc dạy con học chữ cái mà các phụ huynh các thể áp dụng cho con trẻ.

Dạy con học chữ cái khi con bao nhiêu tuổi là tốt nhất?

Có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm nên dạy con học chữ cái. Người cho rằng nên dạy con học sớm để con thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng dạy con học chữ cái sớm sẽ tạo ảnh hưởng xấu đến con sau này. Thật ra không có công thức nào nhất định, điều đó tùy thuộc đặc điểm từng bé, nhưng dù ở độ tuổi nào thì cha mẹ cũng cần chú ý những điểm sau:

Không nên đặt áp lực học hành đối với trẻ ở độ tuổi mầm non

Ở độ tuổi mầm non, thay vì quá đặt nặng việc học hành thì điều quan trọng nhất cha mẹ cần nhớ là nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thông qua những hoạt động thường ngày như đọc sách, kể chuyện cho bé nghe, ca hát, giúp đỡ mẹ làm việc nhà… Nhờ đó bé có thể học cách tóm tắt và nói lên quan điểm của mình (thích hay ghét), đó chính là cơ sở để bé có thể đọc và viết hiệu quả.

Không cần dạy con học chữ cái nếu con chưa sẵn sàng

Khi trẻ ở độ tuổi 2 – 5, bố mẹ có thể cho con tiếp cận và ghi nhớ bảng chữ cái một cách nhẹ nhàng nhưng hãy chú ý đừng tạo áp lực lên con vì có thể kết quả sẽ không được như bạn mong đợi. Trẻ sẽ học hiệu quả hơn nếu như được vừa học vừa chơi với tâm lý thoải mái.

Thông thường, hầu hết trẻ em sẽ không gọi tên, âm thanh của các chữ cái có trong bảng chữ cái cho đến khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có thể học được sớm hơn hoặc có những trẻ tiếp thu chậm hơn và điều đó là hoàn toàn bình thường. Đừng cố bắt con học chữ cái nếu con chưa sẵn sàng hoặc không có hứng thú.

Một số mẹo dạy con học chữ cái hiệu quả

Dạy con đọc và viết cùng lúc

Khi trẻ đọc sách, bạn nên khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này có thể kích thích trí não, làm tăng khả năng tiếp thu của trẻ và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết cũng giống như “học đi đôi với hành”.

Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày

Việc đọc sách hàng ngày cho trẻ đương nhiên không thể giúp con bạn biết đọc nhưng lại có tác dụng to lớn thúc đẩy niềm yêu thích và là nguồn cảm hứng với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc, bạn nên tạo sự tương tác với trẻ bằng cách hỏi con những nội dung có trong truyện để trẻ hiểu hơn những gì mình đã nghe được.

Mặt khác, con sẽ thấy đọc sách là việc người lớn luôn làm hàng ngày và từ đó học theo, tạo thành thói quen tốt cho trẻ. Vì vậy, mỗi khi có thời gian rảnh, các mẹ hãy đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn, tiểu thuyết,…vừa làm củng cố kiến thức của mình lại giúp trẻ học thói quen đọc sách hàng ngày.

Mẹ không nên nóng vội bắt con học nếu con không thích vì bản tính trẻ con thường rất ham chơi và không có khả năng tập trung lâu dài. Chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ là “học mà chơi, chơi mà học”, lòng kiên nhẫn sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên dạy trẻ làm quen với chữ cái thường trước

Theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản, sách báo và truyện đọc. Do đó, chúng ta nên để trẻ làm quen với chữ thường trước để trẻ dễ làm quen hơn với mặt chữ. Kỹ năng đọc của trẻ cũng sẽ được cải thiện đi đôi với thuộc mặt chữ.

Không cần quá chú trọng vào việc phát âm chuẩn

Có một điều hiển nhiên là thời kỳ ban đầu trẻ gần như không thể phát âm đúng như những gì cha mẹ muốn. Bé có khả năng học theo người lớn và tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình mỗi ngày. Chính vì điều đó, cha mẹ chớ nên quá sốt sắng, áp đặt và la mắng trẻ mà chỉ cần cho phát âm chuẩn vào ưu tiên sau, không phải mục đích cuối cùng.

Tập đọc ở bất kỳ nơi đâu

Những khi cùng con đi công viên, siêu thị hoặc trung tâm thương mại, bạn có thể tranh thủ dạy con đọc các chữ cái được in trên biển báo giao thông, quần áo, chai nước…Trẻ con sẽ nhớ lâu hơn nếu những thứ trẻ học được gắn liền với cuộc sống hàng ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số trò chơi hay có thể áp dụng để dạy con học chữ cái

  1. Mẹ hát, bé tìm chữ cái: Bạn chuẩn bị cho con bộ chữ cái nhựa trước mặt và 2 mẹ con cùng ngồi trên sàn nhà. Mẹ hát một đoạn theo giai điệu tự chế với các chữ cái và yêu cầu con tìm được chữ cái đúng như lời mẹ hát theo một thứ tự nhất định.
  2. Trò chơi cắt dán: Không chỉ đơn thuần dạy con những chữ cái riêng lẻ, bạn có thể đố con tìm và dán các hình ảnh mô tả tương ứng với các từ ghép gắn với chữ cái đó. Ví dụ: Với chữ cái B được viết trên bảng, bạn sẽ yêu cầu trẻ dán các tranh có từ ghép thích hợp như bà, bố, bò, biển,…bên cạnh.
  3. Kết hợp với một trò chơi vận động: Dùng phấn vẽ xuống sân các ô vuông tương ứng với các chữ cái khác nhau. Mỗi lần chơi bé sẽ đứng ở ô trung tâm và nhảy lò cò vào các ô vuông chữ cái mà các mẹ đọc.
  4. Học chữ cái qua trò chơi câu cá: Mỗi chú cá được viết lên mình một chữ cái (chữ hoa, chữ hường hoặc cả 2). Mỗi khi câu được cá, trẻ sẽ phải đọc to chữ cái được viết trên con cá. Trò chơi này sẽ rèn được phản xạ nhớ chữ của trẻ.
  5. Trò chơi đập búa: Bạn chuẩn bị một chiếc búa nhựa và một dãy các chữ cái trước mặt bé. Khi bạn đọc tên mỗi chữ cái, bé sẽ phải đập đúng chữ cái bạn vừa đọc.

Bạn có thể treo các giải thưởng nhỏ như một ít kẹo, bánh… để cổ vũ, khích lệ tinh thần trẻ.

Lời kết

Dạy con chưa bao giờ là việc dễ dàng. Học chữ cái là bài học cơ bản đầu tiên nhất trong hành trình học tập trong tương lai của bé. Chúc các mẹ lựa chọn được cách dạy con phù hợp nhất với con mình!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi