Học cách dạy con bắt đầu vào lớp 1 của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với nhiều bố mẹ, dạy con bắt đầu vào lớp 1 giống như một “cuộc chiến”. Bởi ở giai đoạn chuyển sang một môi trường mới này, bé bắt đầu có những suy nghĩ, hành động bạn không thể kiểm soát.

Theo thạc sĩ tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm, trẻ bước qua giai đoạn mẫu giáo bắt đầu làm quen với môi trường mới. So với mẫu giáo, môi trường lớp 1 sẽ quy củ hơn. Con cũng phải tập trung nhiều hơn vào bài vở. Đồng thời, trẻ sẽ đối diện với nhiều vấn đề như: môi trường, thầy cô, bạn bè đều lạ. Đây cũng là lúc cha mẹ phải đối mặt với biết bao vấn đề nhức đầu với con mình.

Dạy con bắt đầu vào lớp 1 như thế nào để con ngoan ngoãn, thông minh? Đâu là bí kíp để “trị” những lần con nghịch ngợm, không tập trung? Tại một hội thảo về giáo dục, chị Phan Hồ Điệp, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ. Theo đó, Đỗ Nhật Nam cũng từng là một đứa trẻ thiếu kiên nhẫn, hấp tấp, nóng vội. Hai mẹ con gặp nhiều vấn đề trước khi Nam vào lớp 1. Chị đã tìm cách để giúp con khắc phục những vấn đề này, sẵn sàng bước vào lớp 1.

Tập tính kiên nhẫn

Đa phần các em bé độ tuổi mẫu giáo, lớp 1 đều rất thiếu kiên nhẫn. Khả năng chú ý của trẻ thường không quá 15 phút. Bé vừa ngồi vào bàn đã bắt đầu cựa quậy liên tục, đòi uống nước, than đói bụng... Nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con khi vào lớp 1. Bởi bé sẽ không thể tập trung nghe giảng trong nhiều giờ. Bố mẹ cần tập tính kiên trì và nâng dần thời gian chú ý cho con. Lúc đầu có thể là 7 phút, sau đó nâng dần lên 10 phút, rồi 15-20 phút...

Daỵ trẻ tính kiên nhẫn, tập trung trước khi con bước vào lớp 1

Chị Phan Hồ Điệp tập tính kiên nhẫn cho con bằng cách cho con chơi những trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao. Chẳng hạn, chị cho bé chơi trò nhặt hạt đậu như trong truyện cổ tích. Đương nhiên, trước khi chơi, chị dặn dò bé thật kỹ không cho hạt vào mũi, miệng... Vì Nam thích ăn chè đậu đỏ nên chị gợi ý con nhặt loại đậu này dùng để nấu chè. Lúc đầu, chị cho Nam lựa 2, 3 loại nhưng sau đó tăng dần lên về loại hạt và số lượng.

Xâu vòng cũng là trò chơi có tác dụng tương tự. Bé xâu các hạt vòng có lỗ tạo thành một dây dài và treo ở cửa sổ. Bạn có thể cùng bé so sánh độ dài sợi vòng hôm nay với hôm qua để kích thích bé. Bố mẹ có thể hỗ trợ bằng cách chơi cùng con để tránh con cảm thấy chán. Trong các trò chơi, bố mẹ nên khéo léo nhường con thắng để khuyến khích trẻ tự tin vào bản thân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khắc phục tính hấp tấp

Hấp tấp là nguyên nhân dẫn đến sự cẩu thả sau này. Với những bé quá nhanh, hãy dạy con bắt đầu vào lớp 1 bằng việc khắc phục tính hấp tấp. Để có một Đỗ Nhật Nam thông minh và điềm tĩnh, bà mẹ thông thái đã luyện cho Nam các bài học về quan sát. Chị cũng thường xuyên tạo cơ hội để Nam suy nghĩ sâu về cách làm từ khi còn nhỏ.

Rèn cho bé những bài tập về tính quan sát, suy nghĩ lâu hơn thay vì nóng vội

Các bà mẹ có thể áp dụng chiêu này bằng cách đặt ra các câu hỏi, hình thành phản xạ quan sát của trẻ. Ví dụ, khi đến nhà hàng, hãy hỏi bé “Đố con nhà hàng có mấy cửa sổ?”. Trong bất kỳ tình huống nào hằng ngày, mẹ đều có thể đặt các câu hỏi tương tự. Lâu dần, bé sẽ học cách quan sát nhiều hơn, suy nghĩ kỹ hơn thay vì hấp tấp, vội vàng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chữa tính lề mề bằng thời gian biểu

Khi vào lớp 1, trẻ sẽ phải sinh hoạt theo khung giờ cố định và nghiêm ngặt hơn. Vậy nên, bố mẹ cần chữa tính lề mề để con nhanh chóng hòa nhập môi trường mới. Và không gì hiệu quả hơn một thời gian biểu được sắp xếp hợp lý. Hãy phân chia thời gian cụ thể và giao cho con khoảng thời gian để con thực hiện. Không nhắc nhở, thúc giục hay ra lệnh nhiều lần. Bố mẹ có thể đặt các câu hỏi khéo léo, nhẹ nhàng nhắc khéo con.

Việc thực hiện theo thời gian biểu này sẽ giúp con có ý thức về thời gian. Đồng thời, bé cũng sẽ có nhịp sinh học ổn định, khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Rèn cho con ý thức về thời gian để con có nhịp sinh học ổn định

Hầu hết tính cách của trẻ có thể tìm cách can thiệp và rèn giũa. Điều quan trọng là bố mẹ cần thấu hiểu và tìm ra cách chơi cùng con phù hợp. Bằng các tuyệt chiêu dạy trẻ bắt đầu vào lớp 1 thông minh, chị Phan Hồ Điệp đã “hái quả ngọt” khi Đỗ Thành Nam trở thành một cậu bé thần đồng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các ông bố bà mẹ có thêm hành trang để cùng con lớn lên.

Xem thêm:

Cách dạy con học tiếng Anh tại nhà vừa hiệu quả lại "nhàn tênh"

Lắng nghe và dạy trẻ nói lên tiếng nói của mình

Muốn con giỏi chỉ cần làm điều này khi con lên 4! Đại học Harvard đã kiểm chứng

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thanh Thảo