Đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối là hiện tượng khá phổ biến và không gây nguy hiểm với thai nhi. Mẹ nên chú trọng các cách giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa như dưới đây.
Vì sao mẹ bầu thường bị đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối
Đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối là một tình trạng mà phụ nữ mang bầu nào cũng gặp phải lúc cận kề sinh đẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là:
1. Do sự thay đổi của hormone relaxin
Trong thai kỳ, lượng hormone relaxin có thể sẽ được sản sinh ra nhiều hơn. Loại hormone này có khả năng nới lỏng các mô cơ kết nối với đốt xương, dẫn đến hiện tượng mẹ bầu bị đau mu vùng kín. Cơn đau đặc biệt khó chịu ở vùng xương chậu, vùng hông đôi khi lan rộng ra cả khu vực thắt lưng.
2. Đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối do mẹ bầu tăng cân
Khi mang thai, người mẹ phải hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn bình thường để đảm bảo sự phát triển cho em bé. Vì vậy, trọng lượng của cả hai mẹ con đều tăng lên đáng kể, gây áp lực lên vùng xương chậu và khớp háng cho thai phụ.
Tăng cân quá mức sẽ dẫn đến chứng đau mu vùng kín kéo dài dai dẳng cũng như ảnh hưởng xấu đến việc di chuyển, vận động.
3. Thai nhi đã quay đầu
Vùng xương mu thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể. Chính vì vậy, vào những tuần cuối của thai kỳ, đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn.
Đây chính là thời gian, lượng hormone Relaxin được điều tiết nhiều nhằm giúp vùng xương chậu và dây chằng giãn nở nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho bé chào đời. Do đó, người mẹ sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng xương mu vào những tháng cuối của giai đoạn mang thai. Tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm khi thai nhi quay đầu hoàn toàn.
Ngoài ra việc thiếu hụt vitamin D và canxi trong những tháng cuối cũng có thể khiến mẹ bầu dễ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút.
Đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không
Theo bác sĩ sản phụ khoa Đỗ Ngọc Lan (bệnh viện phụ sản Trung Ương) cho biết, đau xương mu tháng cuối thai kỳ là một trong những hiện tượng phổ biến và tự nhiên ở mẹ bầu, nhất là phụ nữ mang thai ở tuần thai nhi thứ 37.
Do đó, mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề này. Tình trạng này cũng sẽ không gây nguy hiểm gì đến thai nhi ngoài những tác động khó chịu và có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ hơn trong những ngày sắp sinh mà thôi.
Mẹ bầu nên làm gì để giảm đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối?
Thực tếtình trạng đau mu vùng kín là hiện tượng rất phổ biến. Mẹ bầu sẽ không thể chấm dứt những cơn đau nhức này cho đến khi em bé chào đời.
Mặc dù vậy, một số gợi ý dưới đây của bác sĩ sản khoa có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng này.
1. Bổ sung canxi đầy đủ
Phương pháp hiệu quả nhất để bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai chính là thông qua các loại thực phẩm tự nhiên đầy đủ dinh dưỡng.
Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, loại khoáng chất này còn có thể được cung cấp thông qua bữa ăn hàng ngày với một số loại thực phẩm như: Các món hải sản (gồm tôm, cua, sò, cá), các loại rau (gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây).
Đồng thời mẹ đừng quên bổ sung canxi theo đường uống dựa trên tư vấn và đơn kê của bác sĩ khám thai.
2. Thư giãn và nghỉ ngơi
Mẹ bầu cân thư giãn nghỉ ngơi thích hợp, không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm các việc nặng, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp.
3. Vận động nhẹ nhàng
Thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…) sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt các cơn nhức cũng như tình trạng đau xương mu vùng kín khi gần đến ngày sinh nở.
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo việc sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ nhằm giúp cho việc vận động, đi lại của thai phụ trở nên dễ chịu hơn.
Xem thêm:
- Bầu 3 tháng cuối kiêng gì mẹ nhất định phải biết
- 5 loại sữa dành cho bà bầu 3 tháng cuối giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh
- Bà bầu cần bổ sung chất gì trong 3 tháng cuối thai kỳ cho mẹ và bé cùng khỏe mạnh?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!