Đau lưng khi mang thai tháng đầu - Những điều mẹ bầu cần biết

Đau lưng khi mang thai tháng đầu tuy là một hiện tượng phổ biến nhưng vẫn nên được các mẹ lưu tâm. Không bao giờ là quá muộn hoặc quá sớm để mẹ bảo vệ cơ thể mình khỏi những cơn đau lưng. Thay đổi tư thế, tập luyện nhẹ nhàng hoặc áp dụng một vài phương pháp tự nhiên dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau lưng khi mang thai tháng đầu là hiện tượng nhiều mẹ thường gặp. Bên cạnh đó còn có những biểu hiện như chuột rút, buồn nôn, mệt mỏi,  xảy ra ở khoảng 50-80% mẹ bầu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng thắt lưng mình bỗng xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi dọc sống lưng. Dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình mang thai, nhưng có cách nào để mẹ giảm bớt những cơn đau này.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân khiến mẹ đau lưng khi mang thai tháng đầu
  • Phương pháp giảm đau cho mẹ

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tháng đầu

Đau lưng có thể kéo theo những rắc rối từ tháng đầu mang thai cho tới khi bé yêu chào đời. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng.

Sự thay đổi hormone

Trong những tuần đầu tiên của thai kì, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra các loại hormone khiến cho các dây chằng ở vùng chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường, chính vì vậy lưng sẽ yếu hơn và gây ra những cơn đau nhức.

Nội dung liên quan

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

Căng thẳng tâm lý

Mang thai là một cột mốc quan trọng và đáng nhớ, thường bắt đầu bằng niềm vui và đan xe chút lo lắng, sợ hãi. Theo các chuyên gia, những căng thẳng trong cảm xúc cũng gián tiếp làm căng vùng cơ lưng, những cơn đau lưng vì thế cũng gia tăng thường xuyên hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tăng trọng lượng cơ thể

Mẹ sẽ cảm nhận sự thay đổi cân nặng của mình từ tuần thứ 4 của thai kỳ, dù không đáng kể. Sự phát triển của thai nhi và cân nặng khiến cho xương sống phải làm việc nhiều hơn để nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên dẫn tới hiện tượng đau lưng

Tư thế ngồi không đúng

Ngồi quá lâu khi làm việc hoặc ngủ sai tư thế trong tháng đầu tiên cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị đau lưng

Phương pháp giảm đau lưng cho mẹ bầu trong tháng đầu thai kỳ

Đau lưng khi mang thai từ tháng đầu tiên tuy là một hiện tượng phổ biến nhưng vẫn nên được các mẹ bầu lưu tâm. Không bao giờ là quá muộn hoặc quá sớm để mẹ bầu bảo vệ cơ thể mình khỏi những cơn đau lưng. Thay đổi tư thế, tập luyện nhẹ nhàng hoặc áp dụng một vài phương pháp tự nhiên dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc Phòng khám Maple Healthcare (TP HCM) khuyến cáo phụ nữ mang thai bên cạnh việc thăm khám điều trị, cần thay đổi thói quen và lối sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của thai kỳ.

Trang phục phù hợp

Dù ở thời điểm tháng đầu tiên, trọng lượng cơ thể chưa tăng nhiều nhưng chị em cũng không nên mang giày cao gót để giảm nguy cơ trượt ngã và làm tổn thương đến thai nhi. Càng về giai đoạn sau của thai kỳ, càng không nên mang giày cao gót và nên mặc quần áo vừa vặn, rộng rãi để tạo sự thoải mái, hạn chế tình trạng khó chịu khi từ cung chèn ép lên các động mạch, gây nên hiện tượng sưng phù.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập thể dục nhẹ nhàng

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp hạn chế tối đa được cơn đau lưng. Mẹ bầu có thể thử những bài tập yoga hay bơi lội. Những bài tập này đã được chứng minh là rất hiệu quả cho các triệu chứng đau lưng ở những phụ nữ mang thai.

Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột

Hạn chế việc thay chuyển đổi tư thế quá đột ngột vì nó có thể làm mẹ bầu chóng mặt và đau lưng hơn. Không nên đứng hoặc di chuyển quá thường xuyên trong thời gian mang thai. Thay vào đó mẹ bầu nên cử động từ từ. Ví dụ như khi đang ngồi mà muốn đứng lên thì mẹ nên đặt tay lên đùi, chân vuông góc mặt sàn. Sau đó dùng lực tay từ từ nâng cơ thể lên. Lưu ý vẫn giữ lưng thẳng.

Chú ý tư thế khi ngồi, nằm không nên để cong lưng. Lựa chọn ghế có phần tựa phía sau, ghế có lót nệm chắc để ngồi. Khi ngủ không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng. Có thể đặt thêm gối kê hai bên khi ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, mẹ bầu nên sử dụng giày bệt, tránh đi giày cao gót. Giày cao gót làm tăng áp lực, gây đau nhức hông, thắt lưng và cổ chân. Hơn nữa, đi lại bằng giày cao gót có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro như té, ngã,…

Nội dung liên quan

Nguyên nhân gây đau lưng và các cách để giảm tình trạng này giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

Tránh nâng vật nặng

Sức khoẻ mẹ bầu thường không ổn định trong tháng đầu thai kỳ. Mang vật nặng sẽ khiến xương khớp và các cơ quan khác dễ bị tổn thương. Hơn nữa, khi mang vác vật nặng, mẹ bầu có nguy cơ trượt ngã cao hơn vì khả năng giữ thăng bằng kém. Do đó, các mẹ cần hạn chế mang vác vật nặng hoặc nhờ người thân trợ giúp trong trường hợp cần phải di chuyển vật nặng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Massage thường xuyên

Massage mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai trong đó có việc giảm đau lưng. Khi lưng của mẹ bầu được massage nhẹ nhàng sẽ giúp gia tăng tuần hoàn máu ở lưng và giảm hẳn cảm giác căng cứng ở lưng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng một miếng băng gạc lạnh hoặc túi chườm nóng để làm giảm căng cơ và các cảm giác khó chịu ở lưng.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Ở tháng đầu tiên mang thai, mẹ bầu phải tập quen với những thay đổi của cơ thể. Việc đối mặt với nhiều thay đổi cộng với khối lượng công việc nặng nề có thể khiến các mẹ mệt mỏi và đau nhức thường xuyên. Các chuyên gia xương khớp luôn khuyến khích phụ nữ mang thai dành thời gian nghỉ ngơi để giải phóng những suy nghĩ tiêu cực và giảm căng thẳng.

Tâm trạng thoải mái có thể giúp bạn giảm mệt mỏi và ít bị đau nhức xương khớp.

Ngoài những lời khuyên trên, các mẹ bầu cũng cần:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không sử dụng chất kích thích như trà, cà phê đặc biệt là vào buổi tối.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong mỗi bữa ăn, nhất trong giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Nếu cơn đau ngày càng nặng, kéo dài, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo: Cách giảm đau lưng khi mang thai – vnexpress.net

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vy Le