Những dấu hiệu trẻ chậm nói ba mẹ không nên bỏ qua

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu trẻ chậm nói là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Nhiều câu hỏi và nỗi lo của phụ huynh dễ bắt gặp phải khi con mình có những dấu hiệu thể hiện bị chậm nói. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức căn bản để giúp các bạn hiểu rõ hơn vầ hiện tượng này.

Chậm nói ở trẻ là gì?

Theo PGS.TS Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư Phạm TP.HCM, ba năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ nên được các chuyên gia gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”. Lúc bấy giờ, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và “thấm hút” rất nhanh ngôn ngữ tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày, từ đó giúp trẻ dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau.

Chậm nói ở trẻ là một loại rối loạn giao tiếp. Trẻ chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ. Trẻ có thể sử dụng từ và cụm từ để diễn đạt, nhưng chậm và khó hiểu.

Ngôn ngữ là một trong những điều quan trọng bé cần học

Dấu hiệu của trẻ chậm nói

Con bạn có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ nếu chúng không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ. Nếu bé của bạn bị lỡ các cột mốc bên dưới, đó cũng là dấu hiệu trẻ có thể bị chậm nói

  • 12 tháng: bắt đầu bập bẹ được các phụ âm và biết cách sử dụng âm thanh để tương tác.
  • Từ 12 – 15 tháng: nói được kha khá từ đơn giản, có thể hiểu và làm theo những chỉ dẫn.
  • Tháng thứ 18 – 24: giai đoạn quan trọng để phát triển khả năng nói ở trẻ. Trẻ có thể chỉ vật và gọi tên, nói được câu đơn có nghĩa, ghép các từ đơn với nhau, vừa nói vừa bắt chước hành động của người khác.
  • 2 tuổi trở lên: thời điểm mà vốn từ của trẻ tăng lên nhanh chóng. Ở độ tuổi này, những câu trẻ nói thường rất dễ hiểu.

Chơi đùa với con để có thể dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường

Ngoài ra, cha mẹ có thể để ý thêm những dấu hiệu chậm nói ở trẻ như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thích sử dụng hành động hơn là lời nói.
  • Hạn chế vốn từ.
  • Không bắt chước được âm thanh.
  • Phản ứng rất chậm khi được hỏi những câu rất đơn giản.
  • Khó khăn trong việc ghép các từ đơn lại với nhau, không thể nói được một câu hoàn chỉnh.

Nguyên do gây chậm nói ở trẻ

Lý do khiến bé chậm nói được chia thành hai nhóm. Hai nhóm đó là nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:

Nguyên nhân bệnh lý

  1. Bất thường về môi, lưỡi

Các vấn đề về cấu trúc vòm miệng như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch hay việc phối hợp vận động của hàm–môi–lưỡi không linh hoạt hoạt ảnh hưởng đến việc phát ra âm thanh. Cha mẹ nên đến lưu ý hỏi bác sĩ trong những lần khám định kỳ. Vì thế, đừng lơ là bỏ qua cho đến khi bé có dấu hiệu chậm nói mới bắt đầu thăm khám.

  1. Khiếm khuyết về não bộ

Bộ não là trung tâm điều khiển tất cả các chức năng của cơ thể từ ngôn ngữ, cử chỉ, đi đứng, nhận thức, tư duy, hành động… Những bệnh lý về não có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng não khiến trẻ bị chậm nói. Có thể kế đến những bệnh lý như: bệnh bại não, chấn thương sọ não, não úng thủy, viêm màng não.

Nếu mẹ bị nhiễm virus Rubella trong quá trình mang thai cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

  1. Vấn đề về thính giác

Nói chuyện là một hình thức phản ảnh rằng trẻ nghe được âm thanh xung quanh. Các bé có thính giác không tốt sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ những người xung quanh cũng như của chính mình. Từ đó, trẻ sẽ khó hiểu và nắm bắt các từ. Vì thế, các mẹ cần để ý đến biểu cảm của bé với tiếng động để can thiệp kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân tâm lý

  1. Cú shock tâm lý

Đừng nghĩ bé dưới còn nhỏ sẽ không biết gì. Ngược lại, não bộ của trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Do đó, những biến cố xảy ra trong cuộc sống của trẻ sẽ gây nên những cú shock. Sau biến cố, trẻ sẽ có xu hướng tách biệt với mọi người, không nói chuyện giao tiếp. Đây là nguyên nhân dẫn đến chậm nói vì vốn từ ít ỏi, cơ quan phát âm không được luyện tập thường xuyên.

       2. Môi trường sống

Lớn lên trong môi trường ít giao tiếp và/hoặc gia đình không quan tâm. Đó cũng là lý do quan trọng ảnh hưởng quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.

Cha mẹ cho con tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử cũng sẽ vô tình gây cản trở việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị chậm nói?

  • Đưa con đi thăm khám lâm sàng cả về mặt y học lẫn tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị.
  • Cho trẻ tham gia lớp Ngôn ngữ trị liệu, hay còn gọi là âm ngữ trị liệu.
  • Tích cực nói chuyện, hát và yêu cầu trẻ bắt chước lại âm thanh được nghe.
  • Dạy trẻ những từ đơn giản nhất kèm theo hình ảnh và hành động minh họa. Ngoài ra cần chú ý phát âm rõ ràng, chậm để bé nhìn khẩu hình miệng và dần bắt chước theo, rồi từ từ phát triển thêm từ đôi, câu đơn giản…
  • Kích thích bé thể hiện ra bằng lời nói cho những nhu cầu của mình. Đừng quên dành lời khen tặng cho bé. Sau đó, hãy đáp ứng nhu cầu của bé ngay để khích lệ bé lặp lại những lần sau.
  • Đọc sách, truyện phù hợp lứa tuổi cho trẻ.
  • Tìm bạn bè cho bé, mở rộng mối quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi hoặc anh chị lớn hơn để cho bé chơi cùng.

Đọc sách cho trẻ là một giải pháp hữu ích khi bé bị chậm nói

Những việc nên làm để tránh cho trẻ bị chậm nói?

  • Nói chuyện với con từ khi chúng được sinh ra.
  • Phản ứng lại những bập bẹ của bé.
  • Hát cho con từ khi bé mới lọt lòng.
  • Đọc to cho con của bạn.
  • Trả lời câu hỏi của con bạn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu