Dấu hiệu thai yếu 3 tháng cuối thai kỳ là gì? Mẹ bầu có nên lo lắng không khi xuất hiện những triệu chứng này? Những cách nào có thể giúp ngăn ngừa?
Một số dấu hiệu dấu hiệu thai yếu 3 tháng cuối cần chú ý
Càng gần đến cuối thai kỳ thì mẹ sẽ càng cảm thấy lo lắng, bối rối, khó chịu. Nhưng điều quan trọng là phải biết sự khác biệt giữa những điều bình thường và các dấu hiệu thai yếu 3 tháng cuối tiềm ẩn.
Các dấu hiệu mẹ cần lưu ý là:
- Chảy máu âm đạo
- Rò rỉ nước ối ở âm đạo
- Tăng dịch nhầy âm đạo đáng kể
- Sưng đột ngột hoặc khá nghiêm trọng ở vùng mặt, bàn tay hoặc ngón tay
- Nhức đầu dữ dội
- Đau hoặc chuột rút ở bụng dưới hoặc đau lưng dữ dội
- Đau hoặc rát khi đi tiểu hoặc giảm lượng nước tiểu
- Ớn lạnh hoặc sốt
- Nôn mửa hoặc buồn nôn kéo dài
- Chóng mặt hoặc mờ mắt
- Thai nhi giảm chuyển động đột ngột
Đây là một số dấu hiệu thai yếu 3 tháng cuối phổ biến nhất có thể chỉ ra một biến chứng. Mẹ bầu luôn phải là người hiểu rõ cơ thể mình nhất. Và nếu gặp điều gì khác có vẻ bất thường hoặc đáng lo ngại, hãy đừng ỷ y và bỏ qua.
Mẹ bầu nên làm gì khi xuất hiện một trong các dấu hiệu thai yếu 3 tháng cuối?
Ở tam ca tứ nguyệt thứ ba, thai phụ thường tái khám gặp bác sĩ hai lần một tháng từ tuần 28 đến tuần 36. Và một lần một tuần từ tuần 36 cho đến khi sinh con. Nhưng cũng đừng vì thế mà mẹ nghĩ rằng có thể chờ đến ngày thăm khám. Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, hãy lập tức báo và đến gặp bác sĩ; hoặc đến trung tâm y tế gần nhất nếu trở nặng. Và sau đó, hãy làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu mẹ bầu có nguy cơ cao bị các biến chứng cuối thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi và kiểm tra thường xuyên dựa trên các yếu tố nguy cơ của thai phụ. Trong trường hợp có nguy cơ mắc các vấn đề về tim, có thể cần đến gặp bác sĩ tim mạch để xác định các lựa chọn điều trị tốt nhất.
Đối với tiền sản giật và hội chứng HELLP? Cách chữa trị duy nhất cho những tình trạng này là sinh con. Nhưng bác sĩ sẽ khuyến nghị các bước để kiểm soát vấn đề trong thời gian chờ đợi dựa trên các triệu chứng của thai phụ.
Có cách nào để ngăn ngừa thai yếu 3 tháng cuối thai kỳ?
Không có cách nào để đảm bảo việc mang thai không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào. Nhưng có rất nhiều điều mẹ bầu có thể làm để giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể, bao gồm cả việc làm theo các mẹo sau:
Chủ động trong mọi việc
Chia sẻ thông tin về sức khỏe của mẹ bầu với bác sĩ và cập nhật các cuộc hẹn tái khám trước khi sinh. Và nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy cho bác sĩ biết! Người duy nhất hiểu rõ cơ thể thai phụ là chính bản thân thai phụ, vì vậy nếu có điều gì đó không ổn, hãy lên tiếng.
Ăn uống đúng cách
Bổ sung nhiều và đa dạng các loại trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo và protein. Và hãy theo dõi khẩu phần ăn của mẹ và bổ sung lượng calo mỗi ngày phù hợp khi mang thai. Đừng vì quan niệm “ăn cho 2 người” mà ăn “cả thế giới” mẹ nhé.
Tập thể dục
Trước tiên, vì thể trạng của mỗi người khác nhau nên để an toàn thì hãy đảm bảo được bác sĩ “bật đèn xanh” cho những bài tập hay môn thể thao mẹ đang theo đuổi nhé. Nhưng nói chung, thai phụ nên thực hiện 30 phút hoạt động vừa phải (như đi bộ nhanh) mỗi ngày.
Theo dõi cân nặng
Mục tiêu mẹ trong thai kỳ là tăng đủ cân – nhưng không quá nhiều. Do dó, hãy kiểm soát cân nặng chặt chẽ nhưng cũng đừng vì thế mà quá căng thẳng nhé.
Dùng chỉ nha khoa hàng ngày
Nghe có vẻ lạ lẫm phải không nhỉ? Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có tiền sử bệnh nha chu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn. Vì vậy, để an toàn, hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt trước và trong khi mang thai.
Bổ sung vitamin tổng hợp
Một số thiếu hụt vitamin và khoáng chất có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật cao hơn. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và bổ sung những loại vitamin tổng hợp mà cơ thể mẹ cần.
Tinh thần lạc quan
Điều cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng đó là một sức khoẻ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái và yêu đời. Vì có như thế, mẹ mới có thể góp phần vào sức khoẻ thể chất của bản thân và phát triển của thai nhi.
Trên tất cả, mẹ không nên dành quá nhiều thời gian cho việc chỉ lo lắng những biến chứng sẽ xảy đến cho con và bản thân. Thay vào đó, hãy chuẩn bị kiến thức thật tốt, chăm sóc sức khoẻ bản thân, giữ liên hệ với bác sĩ và chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn.
Xem thêm:
- 6 nguyên nhân thai nhi không quay đầu đúng ngôi thai thuận
- Hiện tượng thai máy ở bụng dưới là dấu hiệu nên phớt lờ hay đáng lưu tâm?
- Thai 39 tuần đã có thể mổ được chưa? Cần lưu ý gì để mẹ tròn con vuông?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!