Dấu hiệu thai trứng là gì và những điều mẹ bầu nên quan tâm

Dấu hiệu thai trứng khá đa dạng, dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý sản phụ khoa khác. Thế nên chị em cần chọn khám ở cơ sở uy tín. Nếu chẳng may các mẹ mắc phải căn bệnh này thì cũng đừng lo lắng. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bảo toàn sức khỏe sinh sản. Điều này cũng giúp bạn tăng cơ hội mang thai thành công vào lần sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu thai trứng là rong huyết, nghén nặng, tăng huyết áp, đạm niệu, đau nặng ở bụng dưới, tử cung to ra nhanh hơn so với tuổi thai...

Thai trứng là một tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là một phần (thai trứng bán phần) hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ. Chúng sẽ dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung. Quá trình này sẽ làm ấn át sự phát triển của bào thai.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Thai trứng là gì?
  • Thai trứng trống là gì?
  • Các dấu hiệu thai trứng
  • Nguyên nhân gây bệnh thai trứng
  • Các biến chứng của thai trứng  
  • Các biện pháp điều trị thai trứng
  • Theo dõi sau điều trị thai trứng

Thai trứng là gì?

Thai trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai. Trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ. Chúng sẽ dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung. Quá trình này sẽ làm ấn át sự phát triển của bào thai.

Mẹ đã biết chưa?

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu thai trứng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai trứng trống là gì?

Hiện tượng trứng trống (trứng rỗng): xảy ra khi trứng đã được thụ tinh và cấy vào thành tử cung, nhưng sau đó không thể phát triển thành phôi thai. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thai hoặc sảy thai sớm. Tình trạng này thường gặp vào giai đoạn tuần 8 – 13 của thai kỳ, đôi khi sớm đến mức nhiều chị em còn chưa biết mình đang mang thai.

Thông thường sau khi phụ nữ mang thai khoảng 5 - 6 tuần, đã có dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ có phôi thai và túi thai (nơi thai nhi phát triển) rộng khoảng 18mm. Đối với trường hợp thai trứng trống, túi thai vẫn sẽ hình thành và phát triển nhưng lại không có phôi thai. Đây là lý do tại sao trứng trống cũng được xem là một hình thức hư thai.

Mặc dù phôi thai không hề tồn tại, nhau thai vẫn tạo ra hormone thai kỳ hCG. Vì vậy khi xét nghiệm máu hoặc dùng que thử thai vẫn sẽ cho kết quả mang thai. Chị em cũng sẽ gặp phải các triệu chứng thai nghén như bình thường.

Các dấu hiệu thai trứng

- Rong huyết: là triệu chứng thường gặp nhất. Chúng xảy ra sau khi chị em bị trễ kinh vài tuần. Tình trạng này hay xảy ra từ tuần thứ 6 - tuần thứ 16 của thai kỳ. Máu âm đạo của chị em khi đó có thể ít hoặc nhiều, thường là máu loãng, bầm đen hoặc đỏ tươi và rong huyết nhiều ngày.

- Nghén nặng: người bệnh bị nôn nhiều và kéo dài. Cơ thể của thai phụ khi đó sẽ mệt mỏi, xanh xao, đôi khi bị phù. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ chị em cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là dọa sảy thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Một số thai phụ sẽ xuất hiện tình trạng tăng huyết áp, đạm niệu, đau nặng ở bụng dưới.

- Khoảng 50% trường hợp có tử cung to ra nhanh hơn so với tuổi thai. Số còn lại tử cung phát triển bình thường hoặc nhỏ hơn tuổi thai do thai trứng thoái triển.

- Ở giai đoạn giữa thai kỳ: sờ không thấy thai, không nghe thấy tim thai.

- Trong các trường hợp mắc thai trứng toàn phần, tình trạng thiếu máu xuất hiện rõ. Đa số là thiếu máu thiếu sắt, chiếm tỷ lệ 54%. Do mất máu nên một số thai phụ có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao. Thậm chí có chị em gặp tình trạng niêm mạc nhợt và hay bị hoa mắt chóng mặt.

- 27% phụ nữ mắc thai trứng có triệu chứng tiền sản giật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Cường giáp: lo lắng, mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc không đều, đổ mồ hôi và tay run.

Đau bụng dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của thai trứng

Nguyên nhân gây ra thai trứng

Hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng thai trứng. Theo các chuyên gia thì các yếu tố sau đây được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Phụ nữ trên 35 tuổi.

- Các chị em đã sinh nở nhiều lần.

- Người có thể trạng yếu, thiếu protein, vitamin A cũng dễ xuất hiện thai trứng.

- Người có hệ miễn dịch kém.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì sao cần nhận biết sớm dấu hiệu thai trứng? Cùng tìm hiểu các biến chứng của thai trứng nhé!

Sau khi phát hiện dấu hiệu thai trứng chị em cần thận trọng theo dõi. Bởi nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu nhất là mất máu, suy dinh dưỡng hoặc sẩy thai trứng gây băng huyết.

Bệnh thai trứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, thai trứng còn có thể xâm lấn, ăn sâu vào lớp cơ tử cung. Vì thế chúng có thể gây thủng tử cung. Đặc biệt, khoảng 10 – 30% các ca thai trứng có thể gây biến chứng ác tính là ung thư tế bào nuôi. Đây là một loại ung thư ác tính, thường xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung. Chúng sẽ gây hoại tử chảy máu và có thể di căn.

Có thể bạn chưa biết:

Các biện pháp điều trị thai trứng

Thai trứng không thể phát triển thành một bào thai khỏe mạnh bình thường. Ngay sau khi xác định được dấu hiệu thai trứng, bạn cần phải đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám chính xác. Nếu được điều trị đúng đắn, thai phụ có thể tiếp tục mang thai và sinh nở bình thường.

Nong cổ tử cung và nạo hút thai (D&C)

Bác sĩ sẽ loại bỏ thai trứng bằng cách làm giãn cổ tử cung và nạo hút thai trứng. Gây tê hoặc gây mê có thể được áp dụng trước tiến hành làm thủ thuật này.

Thuốc hóa trị

Nếu thai kỳ thuộc vào nhóm nguy cơ cao như ung thư, thai phụ có thể cần được điều trị hóa trị. Đặc biệt là nồng độ hCG không giảm theo thời gian.

Cắt tử cung dự phòng

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung nếu thai phụ không muốn mang thai lần nữa. Tuy nhiên, cắt tử cung không phải là phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng này.

Theo dõi sau điều trị thai trứng

Sau khi nạo hút thai trứng, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ đề phòng các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Người bệnh cần theo dõi beta hCG sau hút thai trứng khoảng 2 tuần. Xét nghiệm định kỳ hai tuần/lần trong 3 tháng đầu rồi giãn ra 6 tháng/lần cho đến hết 12 tháng.

Trong vòng 1 năm bệnh nhân có thể mang thai trở lại khi nồng độ beta hCG ở mức bình thường.

Lưu ý: Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm sau hút nạo thai trứng.

Thời điểm có thể mang thai trở lại

Sau khi điều trị thai trứng, phụ nữ cần chờ khoảng 1 năm để nồng độ beta hCG trở về mức bình thường. Sau khi mang thai trở lại, nên đi siêu âm định kỳ trong 3 tháng đầu. Đồng thời quan sát các dấu hiệu thai trứng nêu trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lời kết:

Dấu hiệu thai trứng khá đa dạng, dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý sản phụ khoa khác. Thế nên chị em cần chọn khám ở cơ sở uy tín. Nếu chẳng may các mẹ mắc phải căn bệnh này thì cũng đừng lo lắng. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bảo toàn sức khỏe sinh sản. Điều này cũng giúp bạn tăng cơ hội mang thai thành công vào lần sau.

Xem thêm

Mang thai đôi khác trứng và những sự thật thú vị

Bị buồng trứng đa nang có khả năng có thai?

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con hoặc tránh thai hiệu quả cho chị em phụ nữ

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng