Thai chết lưu ở tam cá nguyệt cuối, dù đau lòng nhưng mẹ cần biết những dấu hiệu này để bảo vệ bản thân

Thai chết lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Nếu như sảy thai tự nhiên là việc em bé bị mất trước 20 tuần tuổi thì thai lưu là tình trạng em bé mất sau khoảng thời gian này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng cuối là mẹ bầu sẽ chảy máu âm đạo, đau bụng nặng dần, không phát hiện được tim thai cũng nhiều triệu chứng khác… Mẹ bầu cần phát hiện để kịp thời lấy thai ra để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính mẹ.

  • Dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng cuối là gì?
  • Nguyên nhân bị thai lưu là gì?

Dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng cuối là gì?

Thai chết lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Nếu như sảy thai tự nhiên là việc em bé bị mất trước 20 tuần tuổi thì thai lưu là tình trạng em bé mất sau khoảng thời gian này. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thai chết lưu được phân loại như sau:

  • Thai chết sớm là tình trạng xảy ra từ 20 đến 27 tuần tuổi.
  • Thai chết muộn là thai mất giữa 28 và 36 tuần tuổi.
  • Thai kỳ hạn là tình trạng mất thai ở giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn.

Để phát hiện tình trạng thai chết lưu, mẹ bầu cần quan sát các dấu hiệu sau có xuất hiện trong thai kỳ, nhất là sau tuần 20 hay không. Các dấu hiệu được cung cấp bởi Bác sĩ Nguyễn Trung Thành – Khoa Gây mê phẫu thuật – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng cuối là gì? (Nguồn: Vinmec)

  1. Máu chảy ra từ âm đạo kè với dịch nhầy có mùi và có màu khác màu trắng. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung. Việc nhiễm trùng này có thể làm suy yếu túi ối xung quanh thai nhi, nặng hơn có thể làm nhiễm trùng bên trong tử cung hoặcc làm vỡ nước ối.
  2. Các cơn đau bụng liên tục xảy ra từ nhẹ đến nặng
  3. Chóng mặt, sốt cao
  4. Đau lưng dữ dội và bị chuột rút
  5. Không tìm thấy nhịp tim của thai nhi
  6. Các chuyển động của thai nhi bị giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn. Thai phụ có thể kiểm tra chuyển động này bằng việc đếm số lần em bé đá vào cùng một thời điểm trong ngày vào khoảng tuần thứ 28 để nắm sô lần đá trung bình của con. Nếu một ngày cảm thấy số lần đá của em bé giảm đi đáng kể hoặc không thể cảm thấy con di chuyển ít nhất 10 lần trong vòng 2 giờ, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Khi phát hiện các dấu hiệu trên, mẹ đừng quá mất bình tĩnh vì không phải lúc nào đõ cũng là dấu hiệu của thai lưu. Mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kết luận kịp thời.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu sảy thai mà không biết là vì bỏ qua những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản này!

Nguyên nhân bị thai lưu là gì?

Theo trung tâm CDC, thai chết lưu hiếm khi là lỗi của mẹ nên trước hết, nếu có tình trạng đau lòng xảy ra, các mẹ không nên tự trách bản thân mình mà phải thật bình tĩnh để giải quyết các vấn đề hậu sảy thai. Trên thực tế, nguyên nhân thai chết lưu thường khó mà xác định cụ thể, tuy nhiên có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ thai chết lưu mà mẹ bầu cần biết. Mạng nghiên cứu hợp tác về thai chết lưu được hỗ trợ bởi NICHD – Viện quốc gia nghiên cứu về sức khỏe trẻ em và phát triển con người của Hoa Kỳ (SCRN) đã chỉ ra các nguyên nhân sau:

(Nguồn: Vinmec)

  • Mang thai và cơn đau đẻ biến chứng: Những biến chứng này bao gồm sinh non, mang thai song sinhhoặc ba, và nhau thai tách ra khỏi tử cung. Biến chứng khi mang thai và đau đẻ là nguyên nhân phổ biến của thai chết lưu trước 24 tuần tuổi.
  • Vấn đề với nhau thai: Một trong những trường hợp nhau thai gây nên hiện tượng chết lưu là do nhau thai không cung cấp đủ máu cho bé. Những ca thai lưu do bất thường về nhau thai thường xảy ra sau 24 tuần mang thai.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên tránh ngay những loại thực phẩm này nếu không muốn mất con

  • Dị tật bẩm sinh: Trong 10 trường hợp thai lưu thì có hơn 1 trường hợp do thai nhi có khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền gây tử vong.
  • Nhiễm trùng:  Thai nhi bị nhiễm trùng trong nhau thai hoặc thông qua cơ thể người mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thai lưu. Nhiễm trùng là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong trước tuần thứ 24.
  • Vấn đề về dây rốn cũng là nguyên nhân có thể xảy ra. Ví dụ, dây có thể bị thắt nút hoặc vắt khiến ngừng trệ việc cung cấp oxy cho thai nhi. Nguyên nhân này có xu hướng xảy ra nhiều hơn vào cuối thai kỳ.

(Nguồn: Vinmec)

  • Huyết áp cao ở người mẹ – dù là do huyết áp cao mãn tính hay tiền sản giật – cũng góp phần vào tăng nguy cơ tử vong cho bé. Nguyên nhân này phổ biến hơn vào cuối quý hai và đầu quý ba.
  • Các vấn đề sức khỏe của người mẹ như bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây thai chết lưu.
  • Các nguyên nhân khác: Mẹ mang tâm lý căng thẳng lo âu hoặc có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, sử dụng ma tuý hoặc dùng thuốc giảm đau theo toa… dẫn đến nguy cơ thai chết lưu khá cao.

Khi có các dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng cuối, thai phụ cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám. Nếu thực sự có việc đau lòng xảy ra, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chuyên môn để lấy thai ra, tránh làm ảnh hưởng đến cơ thể mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá buồn đau. Nhiều trường hợp phụ huynh hoàn toàn có thể mang thai và sinh nở bình thường ở lần tiếp theo sau khi bị thai lưu.

Nguồn thông tin: Các dấu hiệu thai chết lưu mà các mẹ bầu cần biết – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan