Trong y khoa, sinh non được định nghĩa những trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Và cuối cùng là sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Các mẹ bầu phải hết sức chú ý trong thời kỳ mang thai các dấu hiệu có thể sẫn đến sanh non sau.
Sinh non là gì?
Sinh non được hiểu là khi em bé chào đời quá sớm. Khi mẹ bầu lâm bồn và sinh ra em bé trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Mẹ bầu cần tìm hiểu các dấu hiệu sinh non để phòng tránh tốt nhất có thể.
Rủi ro khi trẻ sinh non
Trẻ sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định bởi vì các bé được sinh ra quá sớm có thể không được phát triển đầy đủ. Em bé sinh sớm thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bại não, thường kéo dài suốt đời. Các vấn đề khác, chẳng hạn như khiếm khuyết về nhận thức, có thể xuất hiện muộn hơn khi bé bắt đầu vào mầm non hoặc thậm chí trễ hơn khi đến tuổi trưởng thành.
Nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe là cao nhất đối với em bé sinh ra trước tuần thai thứ 34. Tuy nhiên, các bé sinh ra trong khoảng 34 đến 37 tuần mang thai cũng có nguy cơ nhất định.
Những dấu hiệu sinh non mẹ cần biết
Xuất hiện các cơn co thắt
Tăng áp lực lên khu vực xương chậu
Tăng tiết dịch âm đạo
Đau thắt lưng
Buồn nôn
Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động
Vỡ nước ối
Đau bụng dưới
Triệu chứng như khi cảm cúm
Xem thêm
- Tiểu đường thai kỳ – Mẹ bầu cần “Hiểu rõ và Làm ngay!”
- Chướng bụng đầy hơi khi mang thai – Các cách giúp mẹ bầu xử lý điều khó chịu này
- Ngứa khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn trọng – có thể là ứ mật thai kỳ!