Dấu hiệu ra máu khi mang thai - Nguyên nhân và cách xử trí

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các dấu hiệu ra máu khi mang thai có đáng lo ngại hay không? Hiện tượng này bắt nguồn từ những nguyên nhân nào và cách xử trí, phòng ngừa ra sao là những vấn đề luôn khiến các mẹ bầu phải băn khoăn, trăn trở. Để lần lượt giải đáp cho từng thắc mắc trên, hãy cùng theAsianparent theo dõi bài viết ngay sau đây.

Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng mẹ bầu bị ra huyết trong quá trình mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bao gồm dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Chị em có thể bị ra máu trong tháng đầu mang thai hoặc các tháng sau của thai kỳ. Tuy nhiên, ra máu vào giai đoạn đầu thường xảy ra phổ biến hơn và không phải do bệnh lý. Ngược lại, hiện tượng xuất huyết ở những tháng cuối thai kỳ có thể là biểu hiện nguy hiểm báo động mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.

Ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ thường xảy ra với khoảng 15 - 20% mẹ bầu. Theo đó, thai phụ sẽ bị chảy máu nhẹ hoặc lốm đốm máu, thường gặp trong 1 - 2 tuần sau khi thụ tinh. Cổ tử cung là khu vực dễ bị chảy máu nhất, bởi đây là nơi có rất nhiều mạch máu phát triển trong thời gian mang thai. Ngoài ra, chị em còn có thể bị ra máu khi quan hệ tình dục, sau khi khám phụ khoa hoặc làm xét nghiệm Pap.

Nguyên nhân của các dấu hiệu ra máu khi mang thai

Không phải tất cả trường hợp ra máu khi mang thai đều được xác định chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như sau:

1. Chảy máu màng

Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của cơ thể người phụ nữ được đẩy cao hơn, dẫn đến tình trạng lớp niêm mạc tử cung dễ bị bong tróc. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Lớp niêm mạc bong khi bị tống ra ngoài sẽ gây chảy máu màu nâu nhạt, xuất hiện cùng với chất nhầy.

2. Trứng được thụ tinh

Khi trứng được thụ tinh thành công và bám vào thành tử cung thì khoảng sau 5 - 10 ngày sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ. Hiện tượng này có thể kéo dài tử 2 - 5 ngày, đôi khi khiến cho chị em nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Đây cũng là dấu hiệu mang thai sớm nhất mà mẹ có thể nhận biết.

3. Mang thai ngoài tử cung

Là hiện tượng xảy ra khi trứng được thụ tinh nhưng không cấy vào thành tử cung như bình thường. Thay vào đó, nó sẽ bám vào một nơi nào đó bên ngoài tử cung, thường là ở một trong các ống dẫn trứng. Nếu ống dẫn trứng vỡ, thai phụ sẽ bị ra máu. 

Đây là tình trạng rất nguy hiểm bởi mất quá nhiều máu có thể khiến chị em yếu đi, ngất, đau, sốc, thậm chí là tử vong. Vì thế, chị em cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám khi nhận thấy dấu hiệu ra máu khi mang thai cùng với đau bụng hoặc chuột rút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Nhiễm trùng

Một số căn bệnh không liên quan đến việc mang thai như nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng cổ tử cung hay nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu. Theo đó, mẹ bầu cần được chẩn đoán và xác định nguyên nhân cụ thể bởi rất có thể đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

5. Sảy thai

Hư thai hay sảy thai là cái chết tự nhiên của thai nhi trong 13 tuần đầu, tuy nhiên cũng có thể xảy ra sau giai đoạn đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 được gọi là sảy thai. Chảy máu và chuột rút là hai dấu hiệu sảy thai thường gặp nhất. Dù vậy, có đến một nửa số phụ nữ bị hư thai hoàn toàn không bị ra máu trước đó.

6. Tụ máu nhau thai

Chảy máu nhau thai còn được gọi là tiểu tụ máu màng đệm, hiện tượng này thường được phát hiện khi siêu âm phôi thai. Tụ máu nhau thai có thể là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu, sảy thai hoặc đứt nhau thai. Trong trường hợp lượng máu tụ ít thì nó sẽ tự tiêu tan. Còn nếu lượng máu tụ quá 30 - 40% đoạn từ nhau thai nối với nội mạc tử cung, thì nó sẽ gây sức ép đối với túi thai, dẫn đến sảy thai.

7. Dấu hiệu sinh non

Dấu hiệu ra máu khi mang thai có thể là biểu hiện của chuyển dạ, đặc biệt là vào những tháng cuối cùng của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện chuyển dạ trước tuần thứ 37, thì rất có khả năng đó chính là dấu hiệu của sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử trí khi bà bầu bị ra máu

Ngay khi phát hiện bị ra máu ở đáy quần lót, mẹ bầu cần:

  • Theo dõi lượng máu nhiều hay ít, màu sắc như thế nào (đỏ, hồng hay nâu; máu tươi hay máu cục).
  • Đến bác sĩ thăm khám khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào để kịp thời xử lý, tránh các hậu quả đáng tiếc như động thai, sảy thai, sinh non,...
  • Đi khám ngay khi có biểu hiện đau quặn bụng dưới, âm đạo chảy nhiều máu kèm dải máu đông, ớn lạnh, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C,...
  • Báo cho người thân biết tình trạng để kịp thời đưa đến bệnh viện trong những trường hợp khẩn cấp.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên để tránh bị viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, để đối phó với tình trạng ra máu trong thời gian mang thai và có được một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ khuyến khích các mẹ bầu nên:

  • Hạn chế hoạt động chân tay.
  • Nằm nghỉ ngơi trên giường và ngủ trưa nhiều hơn.
  • Gác chân cao lên khi có thể.
  • Tránh nâng các vật nặng trên 5Kg.
  • Khám thai và siêu âm định kỳ để có thể kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.
  • Có chế độ ăn uống - nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.
  • Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai.

Kết

Nhìn chung, đa số các mẹ bầu có dấu hiệu ra máu khi mang thai với lượng máu ít đều có thể có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, để yên tâm hơn, chị em vẫn nên đi khám bác sĩ. Việc thảo luận về các triệu chứng ra máu với bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp mẹ xác định được chính xác nguyên nhân và kịp thời xử trí đối với những trường hợp nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy