Dấu hiệu đẻ thường gồm những gì? Đây là thắc mắc của các mẹ bầu ở cuối thai kỳ đang hồi hộp chờ đợi một cơn đau đẻ để có thể nhanh chóng được gặp con. Mẹ hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu mẹ có thể sinh thường.
- Sinh thường
- Đặc điểm mẹ bầu có khả năng đẻ thường
Sinh thường
Phương pháp sinh thường là gì? Sinh thường là quá trình thai nhi được ra ngoài qua ống sinh sản của người mẹ. Chỉ định sinh thường khi không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình sinh như:
Mẹ có thể quan tâm:
Sinh thường dịch vụ là gì? Bệnh viện nào có dịch vụ sinh tốt nhất hiện nay?
- Mẹ có sức khỏe tốt đảm bảo có thể rặn, hít thở để cung cấp oxy dưỡng chất cho trẻ trong quá trình chuyển dạ.
- Không bất kỳ cản trở nào trên đường thoát của thai nhi
- Thai nhi đủ sức khỏe để có thể vượt qua ống sinh sản: không bị sa dây rốn, không suy thai…
- Thai không quá to (>4000g).
Ưu điểm
- Sau khi sinh người mẹ hồi phục nhanh, có thể đi lại ăn uống mà không cần kiêng cữ sau sinh thường và có thể chăm sóc con ngay sau sinh. Sau 2 giờ đầu mẹ có thể cho con bú, từ đó bảo vệ được nguồn sữa mẹ.
- Sinh thường giúp tử cung co hồi tốt hơn giảm lượng máu mất sau sinh và hạn chế ứ sản dịch.
- Trẻ sinh thường được bú sữa mẹ sau những giờ đầu giúp bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển của bé.
- Trẻ sinh thường, khi đi qua âm đạo của mẹ, cơ thể bé sẽ tiếp xúc với các vi sinh vật có lợi, từ đó kích thích hệ miễn dịch của trẻ.
- Trong quá trình sinh áp lực ép của đường sinh giúp cho trẻ đẩy các dịch trong phổi ra ngoài nhiều hơn so với trẻ sinh mổ, hạn chế nguy cơ bệnh đường hô hấp
Nhược điểm
- Sinh thường cũng tạo ra áp lực về tâm lý, vì mẹ phải chịu cơn đau và không biết đến khi nào việc chuyển dạ mới kết thúc
- Mẹ phải chờ đợi ngày sinh của mình, thường bị lệch so với ngày dự sinh nên tâm trạng thấp thỏm lo lắng
- Sinh thường có thể gây ra một số ảnh hưởng đến vùng sàn chậu, khiến mẹ mắc phải chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh.
- Có một số sản phụ không thể chịu đựng được cơn đau chuyển dạ.
- Trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý hay mẹ không đủ sức rặn lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không sử dụng những phương pháp sinh nở khác thay thế được. Như thế sẽ rất nguy hiểm với thai nhi, bác sĩ phải sử dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh sản có thể gây chấn thương cho thai.
Đặc điểm mẹ bầu có khả năng đẻ thường
Cuộc vượt cạn của bạn bắt đầu bằng các cơn đau đẻ. Nó có thể kéo dài từ 8 đến 14 giờ.
Sự giãn nở của cổ tử cung
Dấu hiệu đẻ thường là khi Cổ tử cung của bạn sẽ bắt đầu mở từ 1 đến 10 cm. Nếu cổ tử cung giãn nở đến 3 đến 4 cm rồi lại co lại, nó được gọi là cơn đau tích cực. Đây là giai đoạn đau đẻ đầu tiên khi bạn nhập viện. Khi mở đến 10 cm, em bé gần như ra ngoài.
Kiểm tra bé đã quay đầu chưa
Khi bạn rặn đẻ, bác sĩ sẽ cảm thấy sự giãn nở cổ tử cung. Bác sĩ sẽ khám trong, chạm lên cổ tử cung để cảm nhận các bộ phận cơ thể của em bé. Nếu mọi thứ đều bình thường, bác sĩ sẽ tìm đầu em bé. Nếu không phải đầu mà là bộ phận cơ thể khác, đặc biệt là mông hoặc bàn chân, bạn cần phải mổ đẻ.
Độ xóa cổ tử cung
Trong hầu hết các trường hợp bé đều đã quay đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và đặc biệt là độ xóa cổ tử cung. Nó được tính bằng phần trăm. Chiều dài bình thường của cổ tử cung là từ 3 đến 4 cm. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu mở rộng và mỏng. Việc giãn nở quá nhiều đến nỗi nó sát lại phần dưới của tử cung. Nếu cổ tử cung dày 2 cm, thì độ xóa khoảng 50%.
Mẹ có thể quan tâm:
Con rạ thường sinh sớm hay muộn? Bầu con thứ 2 thường sinh sớm hay muộn hơn con đầu?
Khoảng cách của em bé
Phần xương chậu của người mẹ được cảm nhận bởi bác sĩ hoặc y tá gọi là gai ụ ngồi. Vị trí này xác định khoảng cách (station). Station được xác định bởi khoảng cách giữa em bé (thường là đầu) đến vị trí của gai ụ ngồi của mẹ. Station là 0 nếu bào thai ở ngang mức gai ụ ngồi.
Các station dao động từ -5 đến +5 cm dựa trên vị trí gai ụ ngồi. Ở mức 0, đỉnh đầu em bé nằm ngay trên gai ụ ngồi. Nếu em bé nằm dưới (station biểu hiện là số dương), nghĩa là em bé đã đi qua gai ụ ngồi và gần hơn để sinh. Vì vậy, khi bạn nghe bác sĩ của bạn nói, 4 cm, giãn nở /xóa 50%/ -1 station trong phòng đẻ, có nghĩa là cổ tử cung đã giãn nở 4 cm, độ xóa 50% và -1 là chỉ vị trí đầu của em bé.
Các cơn co thắt thường xuyên
Các cơn co thắt thường xuyên với chẩn đoán nói trên có nghĩa là giai đoạn chuyển dạ của bạn đang hoạt động. Bạn sẽ sinh bé muộn nhất trong vòng 8 đến 12 giờ tới.
Ngoài ra một số các dấu hiệu mẹ dễ sinh thường khác như:
- Theo quan niệm ngày xưa phụ nữ hông to sẽ dễ đẻ do cấu trúc xương rộng và nông nên thai nhi dễ dàng chui ra ngoài.
- Thai nhi có vòng đầu bình thường sẽ dễ ra hơn là thai nhi có vòng đầu to.
- Mẹ đã từng đẻ thường trước đó.
- Mẹ bầu trong độ tuổi sinh đẻ từ 22-30 tuổi được coi là độ tuổi thích hợp nhất cho mẹ bầu sinh thường vì cơ thể mẹ trong giai đoạn dẻo dai và khỏe mạnh nhất.
Xem thêm:
- Khi nào cần rạch tầng sinh môn khi sinh thường
- Cổ tử cung mở – Mẹ sẽ đau đến mức nào?
- Giải mã lời đồn bầu ăn chôm chôm sẽ không thể sinh thường được mà phải mổ bắt con