Mẹ bầu lưu ý những dấu hiệu báo chuyển dạ thực sự này để sớm đến bệnh viện

Khi gần đến “giờ G” báo em bé muốn chào đời, cơ thể người mẹ sẽ phát các dấu hiệu cho một cuộc chuyển dạ thực sự.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi dấu hiệu chuyển dạ thực sự diễn ra, mẹ bầu cần phải đến ngay bệnh viện để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn của mình. Tuy nhiên trước đó, mẹ có thể sẽ gặp phải các hiện tượng chuyển dạ giả. Đọc bài viết dưới đây để biết:

  • Dấu hiệu chuyển dạ thực sự là gì?
  • Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và chuyển dạ thật
  • Làm gì khi chuyển dạ thực sự?

Dấu hiệu chuyển dạ thực sự là gì?

Khi gần đến “giờ G” báo em bé muốn chào đời, cơ thể người mẹ sẽ phát các dấu hiệu cho một cuộc chuyển dạ thực sự. Dưới đây là các dấu hiệu do Bác sĩ Kharitonchyk Aksana – Trung tâm Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cung cấp:

1. Cơn co tử cung mạnh và đều

Cơn cơ tử cung xuất hiện cùng với việc mở cổ tử cung là dấu hiệu đặc trưng của việc chuyển dạ. Các cơ tử cung co thắt giãn nở là để chuẩn bị cho việc đẩy em bé ra khỏi tử cung, vì vậy nó còn dc coi là động lực của cuộc chuyển dạ. Cơn co tử cung sẽ có những biểu hiện:

Cơn cơ tử cung xuất hiện cùng với việc mở cổ tử cung là dấu hiệu đặc trưng cuả việc chuyển dạ (Nguồn: Vinmec)

  • Bắt đầu xuất hiện khi thai phụ có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới.
  • Các cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co thai phụ sẽ thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co.
  • Tần suất cơn co là 2 cơn trong mỗi 10 phút với thời lượng mỗi cơn ngày càng kéo dài (> 25 giây). Cứ thế diễn ra trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ.

Xem thêm:

Các cụ bảo gần sinh mẹ bầu nên ăn dứa giúp mau đẻ? Bác sĩ nói sao về điều này?

2. Dịch âm đạo có máu

Dịch âm đạo có màu hồng, nâu hoặc hơi có máu, thai phụ không cần quá lo vì đây là dấu hiệu xóa mở cổ tử cung. Nếu máu âm đạo ra nhiều, đỏ tươi mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện kể cả khi chưa đau bụng nhiều vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho bạn và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Vỡ hoặc rò rỉ dịch ối

Nước ối là lớp chất lỏng bao quanh bào thai. Nếu thai phụ thấy nước trào ra từ âm đạo, có thể nhiều hoặc ít, trong trường hợp này kể cả chưa đau bụng bạn cũng nên đến bệnh viện ngay.

Mẹ bầu nên đến ngay bệnh viên khi vỡ hoặc rò rõ ối (nguồn: Vinmec)

4. Sự xóa mở cổ tử cung

Cơn co chuyển dạ sẽ giúp xóa mở cổ tử cung. Khi cơn co tử cung đều đặn và bác sĩ thông báo cổ tử cung đã được  xóa và mở hơn 2 cm, thai phụ đã thực sự bước vào cuộc chuyển dạ.

5. Các dấu hiệu khác

  • Một số thai phụ sẽ bị đau vùng âm ỉ ở thắt lưng và bị chuột rút ở vùng chậu và trực tràng. Những cơn đau này sẽ tăng dần.
  • Những trường hợp khác thai phụ có thể bị tiêu chảy hoặc buồn nôn ở giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ.

Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

Theo Hội Sản Phụ khoa Mỹ, các cơn co chuyển dạ giả, hay còn được gọi là cơn co Braxton Hicks, thường xuất hiện ở tam cá nguyệt cuối của thai kỳ nên thường khiến cho mẹ bầu bị nhầm lẫn với các dấu hiệu chuyển dạ thực sự. Để biết mình đang trong tình trạng nào, mẹ bầu hãy quan sát và phân biệt các hiện tượng sau:

1. Tần suất của mỗi cơn đau như thế nào?

  • Chuyển dạ giả: Các cơn co thắt xảy ra với tần suất thất thường và thời gian kéo dài khác nhau.
  • Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt diễn ra đều đặn và kéo dài khoảng 30-70 giây. Càng về sau, các cơn co thắt càng gần nhau với cường độ ngày càng tăng.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơn gò tử cung là gì, cách phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ?

2. Cơn đau xuất hiện ở đâu?

  • Chuyển dạ giả: Thường chỉ xuất hiện phía trước bụng hoặc xương chậu.
  • Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt dữ dội hơn và có thể bắt đầu ở lưng dưới và di chuyển đến phía trước bụng. Hoặc chúng có thể bắt đầu trong bụng thai phụ và di chuyển đến lưng.

3. Thay đổi tư thế thì có giảm đau không?

  • Chuyển dạ giả: Các cơn co thắt có thể dừng lại khi mẹ bầu đi bộ hoặc nghỉ ngơi, hoặc thậm chí có thể dừng lại nếu mẹ thay đổi vị trí.
  • Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt vẫn tiếp tục mặc dù mẹ di chuyển hoặc thay đổi vị trí như thế nào, thậm chí kể cả khi mẹ cố gắng nghỉ ngơi .

Làm gì khi chuyển dạ thực sự?

Khi chuyển dạ thực sự các cơn co thắt với tần số và cường độ ngày một tăng dần làm mẹ bầu mệt mỏi. Để giảm thiểu tình trạng này đến mức có thể, mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp sau:

  1. Đi bộ, vận động nhẹ nhàng, tập thở để giúp cơn co diễn ra đều đặn. Đồng thời sự lưu thông khí tốt sẽ giúp em bé được cung cấp đầy đủ oxy và giúp cổ tử cung tiến triển tốt.

(Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)

  1. Ăn những món nhẹ nhàng, mềm, nhiệt độ vừa, dễ tiêu hóa, uống đủ nước giúp cung cấp năng lượng cho mẹ bầu trong cuộc chuyển dạ.
  2. Nghe nhạc thư giãn, nhờ người thân mát xa vùng thắt lưng và vai để cảm thấy đỡ đau và tinh thần được hỗ trợ.
  3. Nếu cảm thấy những cơn đau làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, có thể nhờ bác sĩ thực hiện các biện pháp giảm đau chuyển dạ.

Khi có các dấu hiệu chuyển dạ thực sự, mẹ bầu cần gấp rút đến bệnh viện để chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ chào đời. Trước đó, hãy luôn chăm sóc bản thân thật tốt cả về mặt thể chất lẫn tinh thần để cuộc vượt cạn diễn ra tốt đẹp các mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ thực sự – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan