Dấu hiệu bị sảy thai là gì? Bất kỳ người mẹ nào khi mang thai cũng lo sợ chủ đề này. Bởi hơn ai hết, bạn luôn muốn tận hưởng trọn vẹn một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia, cứ 5 phụ nữ mang bầu thì sẽ có 1 người buộc phải đối mặt với tình trạng này.
Sảy thai là gì?
Sảy thai là tình trạng sản phụ bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Trong đó, 80% trường hợp sảy thai thường xảy ra trước khi thai tròn 12 tuần.
Ngoài ra, mẹ nên xác định rõ sự khác nhau giữa sảy thai và thai chết lưu. Bởi thai lưu chỉ xảy ra sau 20 tuần tuổi thai. Một số hình thức sảy thai phổ biến mà mẹ bầu dễ gặp phải:
- Tình trạng sảy thai hoàn toàn: Phôi thai sẽ tự ra khỏi cơ thể mẹ trong 1 lần.
- Sảy thai không hoàn toàn: Cổ tử cung của phái đẹp bị mỏng hay giãn, từ đó phôi thai sẽ chia thành các phần nhỏ rồi dần đẩy ra khỏi cơ thể của mẹ bầu.
- Trứng trống: Phôi thai không thể phát triển trong tử cung.
- Sảy thai tái phát: Mất thai ít nhất 3 lần liên tiếp
- Sảy thai ngoài tử cung: Trứng tự làm tổ ở ngoài tử cung, phần lớn là trong ống dẫn trứng.
- Dọa sảy thai: Xuất hiện tình trạng xuất huyết hay chuột rút.
Những dấu hiệu bị sảy thai cần chú ý
Mất các triệu chứng mang bầu
Dù đã kết quả que thử thai 2 vạch nhưng bạn chẳng nhận thấy bất kỳ triệu chứng mang thai nào trong cơ thể. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp.
Vì nhiều mẹ bầu thường không bị “hành” nên họ sẽ có những biểu hiện rất nhẹ, khó nhận ra nếu không lưu tâm.
Đối với những mẹ bị ốm nghén, bạn đột nhiên cảm thấy mất các dấu hiệu như ngực không căng tức, không buồn nôn… thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra tim thai càng sớm càng tốt.
Chảy máu bất thường
Dấu hiệu bị sảy thai tiếp theo bạn nên lưu ý chính là âm đạo bị chảy máu. Thực tế, trong thai kỳ, một lượng máu nhỏ màu sẫm trong tử cung 7 đến 10 ngày sau khi rụng trứng có thể xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu tại vùng kín xuất hiện máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi (từ đỏ tươi sang màu nâu), bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.
Bởi đây chính là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone của bạn đang sụt giảm, rất có thể thai đã bị sảy.
Đau bụng dưới, đau lưng
Biểu hiện này sẽ làm nhiều mẹ bầu cảm giác như đang bị đau do kinh nguyệt. Tuy nhiên, chúng cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sảy thai hay mang thai ngoái tử cung.
Vì thế, nếu xuất hiện các cơn co thắt co tử cung trong khoảng từ 5 đến 20 phút/lần, theo sau đó là chảy máu âm đạo thì mẹ bầu đừng chần chờ mà hãy đi khám ngay nhé.
Chuột rút
Thông thường, chuột rút trong thời kỳ mang thai là tình trạng khá phổ biến. Lý giải cho tình trạng này là do các dây chằng mở rộng nhằm thích ứng với tử cung ngày càng phát triển của mẹ.
Tuy nhiên, nếu chuột rút đi kèm chảy máu vùng kín và thở khó, mẹ nên lưu tâm vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai.
Áp lực vùng chậu
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, phái đẹp thường phải đối mặt với áp lực vùng chậu. Tuy nhiên, nếu áp lực vùng chậu do thai nhi gây ra cùng việc âm đạo bị chảy máu, đó là dấu hiệu sảy thai rất rõ. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt nhé.
Dịch nhờn ở âm đạo nhiều
Nếu dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở vùng kín cùng với những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng, bạn có thể đang có nguy cơ mất đi con yêu quá sớm.
Trong đó, khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng thì mẹ bầu cũng nên nhanh chóng đến khám bác sĩ để có biện pháp kịp thời nhé.
Thử thai âm tính
Nếu que thử thai cho kết quả dương tính sau đó lại âm tính, đó là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung. Khi đó, mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.
Tuy nhiên, nếu vừa mới có bầu, bạn nên làm xét nghiệm thêm một lần nữa. Vì nước tiểu có thể không đủ nồng độ hCG nên không thể cho kết quả dương tính. Khi đó, mẹ nên kiểm tra một lần nữa vào sáng hôm sau để kết quả chuẩn xác hơn nhé.
Dấu hiệu bị sảy thai là kiến thức mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên tự trang bị cho bản thân. Bởi hơn ai hết, bạn luôn muốn tận hưởng một thai kỳ trọn vẹn để chào đón các thiên thần nhỏ đến với tổ ấm của mình đúng không nào!
Xem thêm:
- Những biến chứng thường gặp khi mang thai mẹ bầu nên lưu tâm
- Nguy cơ sinh non: Biến chứng nguy hiểm của thai kỳ tháng thứ 4-tháng thứ 6
- Tiểu đường thai kỳ – Mẹ bầu cần “Hiểu rõ và Làm ngay!”