7 dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung chị em phụ nữ cần phải biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào? Làm thế nào để phát hiện được bệnh này sớm? Có cách nào ngăn ngừa hay không? Chia sẻ từ Hari Won và Ninh Dương Lan Ngọc về căn bệnh quái ác này.

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến những năm gần đây và có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới. Dưới đây là những thay đổi của cơ thể báo hiệu một vấn đề có thể là ung thư cổ tử cung và cần được chăm sóc y tế.

Bất kỳ dấu hiệu nào sau đây cũng có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư cổ tử cung:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường dạng đốm máu hoặc chảy máu nhẹ giữa hoặc sau kỳ kinh
  • Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường
  • Chảy máu sau khi giao hợp, thụt rửa hoặc thăm khám vùng chậu
  • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu…
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu sau khi mãn kinh
  • Đau vùng xương chậu và/hoặc lưng dai dẳng và không tìm ra nguyên nhân chính xác

Nếu những triệu chứng này xuất hiện, điều quan trọng là hãy sắp xếp thời gian đến thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và chẩn đoán. Các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư được phát hiện và điều trị càng sớm thì cơ hội ngăn ngừa hoặc chữa khỏi ung thư càng cao.

Những ai có nguy cơ cao bị bệnh hiểm nghèo này?

  • Nhiễm virus u nhú ở người (HPV). Đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và phổ biến của ung thư cổ tử cung. Có hơn 100 loại HPV khác nhau và không phải tất cả chúng đều liên quan đến ung thư. Các loại hoặc chủng HPV, thường liên quan đến ung thư cổ tử cung là HPV16 và HPV18. Bắt đầu quan hệ tình dục quá sớm hoặc có nhiều bạn tình sẽ khiến phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm các loại HPV cao hơn.
  • Hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung cao hơn. Điều này có thể xảy ra do ức chế miễn dịch từ thuốc corticosteroid, cấy ghép nội tạng, điều trị các loại ung thư khác hoặc do nhiễm HIV. Lúc này hệ thống miễn dịch của họ sẽ kém khả năng chống lại ung thư giai đoạn đầu.
  • Những phụ nữ bị mụn rộp sinh dục có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.
  • Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp đôi so với phụ nữ không hút thuốc.
  • Tuổi tác: phụ nữ dưới 20 tuổi hiếm khi bị ung thư cổ tử cung. Rủi ro tăng lên trong khoảng thời gian gần cho đến giữa 30 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi này cần phải kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên, bao gồm xét nghiệm Pap và/hoặc xét nghiệm HPV.
  • Ung thư cổ tử cung phổ biến hơn ở nhóm phụ nữ ít có khả năng kinh tế và khó tiếp cận với tầm soát ung thư cổ tử cung.

Các dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung qua chia sẻ của người nổi tiếng trong showbiz Việt

Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc

Qua một talkshow khá nổi thời gian gần đây, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc chia sẻ rằng cô đã từng bị ung thư cổ tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Trước đây, tôi chủ quan, tưởng rằng bệnh liên quan phụ khoa ở rất xa mình nên hầu như không đi khám. Và một lần đi khám, tôi nhận được kết quả bất ngờ. Khi biết mình bị bệnh tôi cũng hoang mang. Bác sĩ nói tôi chỉ cần chậm một ngày, có thể sẽ phải cắt buồng trứng”, cô tâm sự.

Thông tin này một lần nữa khiến cộng đồng rúng động và càng muốn tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung hơn để phòng ngừa bệnh.

Tin vui là hiện nay, Ninh Dương Lan Ngọc cho biết sức khỏe cô hiện đã ổn và có thể hoạt động bình thường trở lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hari Won

Tối 4/11, cũng trên sóng truyền hình ở chương trình cùng với Lan Ngọc, Hari Won cũng mở lòng về chuyện chưa thể sinh em bé vì căn bệnh ung thư cổ tử cung có nguy cơ tái phát.

“Tôi bị ung thư tử cung, phải mổ 2 lần. Tôi tưởng bây giờ hết rồi, vì cũng đã 5 năm thì mình nghĩ nó cũng ổn rồi. Nhưng mới đây, tôi đi khám lại thì mới biết vẫn còn viêm. Tôi đã phải cắt rất nhiều. Căn bệnh này không có cách nào điều trị được, miễn là tôi phải khỏe, miễn dịch tốt thì mới tự tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu sức khỏe tệ đi, bệnh sẽ tái diễn. Vấn đề là cổ tử cung của tôi bây giờ bị ngắn quá. Nếu lần này bị lại, có thể tôi sẽ bị… vô sinh”, cô nói.

Qua đó, cô cũng nhắn gửi thông điệp đến chị em phụ nữ như sau:

  • Hãy đi khám phụ khoa định kỳ 1 năm 1 lần. Đừng để chỉ khi có bầu hay có gì bất thường mới đi khám.
  • Nếu được, hãy nhớ đi chích ngừa HPV. Nếu đã quá tuổi thì vẫn có thể chích, tuy không ngừa được 100% nhưng cũng bảo vệ tốt hơn.

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tục để xem xét những yếu tố nào gây ra loại ung thư này, bao gồm cả các cách ngăn ngừa và những gì phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Không có cách nào được chứng minh là ngăn ngừa hoàn toàn căn bệnh này, nhưng hãy chăm sóc súc khoẻ tốt nhất để có cuộc sống khoẻ mạnh và giảm nguy cơ ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu