Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ cần biết trước khi bệnh trở nặng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh Tay – Chân – Miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và có thể gây thành dịch lớn. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số trường hợp diễn biến nặng gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp diễn biến nhanh dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị cũng như phòng ngừa nhé.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Trong thực tế là những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là ba thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh.

Con bạn có thể  mắc bệnh truyền nhiễm này khi tiếp xúc với một người từng bị bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa.

Bệnh tay chân miệng không gây hại, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, con bạn có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nổi ban trên da

Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Loét miệng

Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.

Sốt

Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Khi đó, sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Các dấu hiệu nặng

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay- chân - miệng do đó người chăm trẻ phải biết cách chăm sóc trẻ, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. các triệu chứng nặng bao gồm:

  • Sốt cao liên tục không thể hạ được

    Loading...
    You got lucky! We have no ad to show to you!
    Quảng cáo
  • Giật mình

  • Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà

  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân

  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè

    Loading...
    You got lucky! We have no ad to show to you!
    Quảng cáo
  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng

Cách điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà

Vệ sinh miệng

Khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng. Nhiều bố mẹ dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét thêm nặng.

Cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng nước muối là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.

Dinh dưỡng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn thức ăn mềm, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu, như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, Với trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ; cần vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, tránh kích thích.

Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn

tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm

Nếu trẻ có sốt thì dùng thuốc hạ sốt bằng Paracetamol, uống với liều 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5o°C trở lên kết hợp lau mát 2 bên hõm nách và bẹn.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mất nước nào như da khô, môi khô, giảm cân, suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có biện pháp bù nước thích hợp. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu:

  • Nếu con của bạn dưới ba tháng tuổi và nhiệt độ đo ở hậu môn là 38°C hoặc cao hơn. Trẻ nhỏ sốt cao cần được theo dõi cẩn thận.
  • Nếu con của bạn 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo được là 38,5°C hoặc cao hơn
  • Nếu con bạn 6 tháng tuổi và nhiệt độ đo được lên đến 39,5°C.

Cách ngăn ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Hiện nay, chưa có vắc xin nào phòng ngừa bệnh này. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy từ mũi hoặc chất dịch tiết ra khi nốt phồng bị vỡ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số điều bạn có thể làm nhằm hạn chế nguy cơ con mắc bệnh là:

  • Cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không cho bé tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi bé khỏi bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên và duy trì việc vệ sinh cá nhân là cách bảo vệ tốt nhất.
  • Bạn và mọi người trong gia đình bạn phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sau khi ăn.
  • Rửa, khử trùng đồ chơi và các đồ vật khác mà bé tiếp xúc.
  • Giặt quần áo, drap trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ.

Bệnh tay chân miệng là bệnh rất phổ biến đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chú ý quan sát kỹ những biểu hiện bất thường ở trẻ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu