2 Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ dễ bỏ qua!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác nếu bố mẹ chủ quan. Tuy vậy, chỉ cần để ý thấy 2 biểu hiện này sẽ giúp bố mẹ kịp thời xử lý bệnh cho bé.

Bệnh tay chân miệng rất dễ gặp ở các bé dưới 5 tuổi

Chân tay miệng là bệnh một căn bệnh thường xuyên gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra. và thường lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh.

Ngoài ra bệnh có thể bị lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng phổ biến vào thời điểm giao mùa và dễ bùng phát vào mùa thu.

Những dấu hiện bệnh tay chân miệng mà bố mẹ có thể nhận thấy ngay là sốt và các vết phát ban trên cơ thể trẻ

Những biểu hiện ban đầu của bệnh tay chân miệng thường bị nhầm lẫn với sốt vi rút hoặc cúm

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường có một thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày trước khi bệnh đi đến giai đoạn nặng hơn. Vì thế nếu bố mẹ thấy con có các triệu chứng ban đầu như sốt, đau họng, kém ăn, khó chịu trong người thì cần phải cẩn trọng theo dõi tiếp, đặc biệt là khi dịch tay chân miệng đang bùng phát hoặc phát hiện trẻ mà bé tiếp xúc đã bị mắc bệnh tay chân miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sốt là một trong các dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu cho thấy rõ bé đã bị mắc bệnh tay chân miệng

Mặc dù tay chân miệng là một bệnh lành tính và hoàn toàn có thể chữa khỏi tại nhà, nhưng nếu trẻ không được phát hiện bệnh kịp thời thì sẽ là điều rất nguy hiểm khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Do đó, nếu thấy bé có biểu hiện sốt trong 1,2 ngày thì bố mẹ nên tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Hai dấu hiệu dễ nhận biết cho thấy bé đã bị mắc bệnh chân tay miệng bao gồm:

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Xuất hiện các nốt rát đỏ ở trên cơ thể như vùng họng, miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, … Nhưng các nốt đỏ thường xuất hiện điển hình ở vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng.

Ngoài ra còn có các biểu hiện khác mệt mỏi, khó chịu, bỏ ăn, tiêu chảy, đau họng, …

Một khi đã nhận thấy dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, bố mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ nên xử lý như thế nào khi thấy bé có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng?

Đầu tiên bố mẹ nên đưa bé đi khám để được xác nhận chắc chắn rằng bé đã bị mắc bệnh tay chân miệng. Những hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bố mẹ có định hướng chăm sóc tốt hơn cho con với căn bệnh này.

Thông thường, trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng mức độ ban đầu sẽ được điều trị theo các bước như sau:

– Hạ sốt cho bé bằng cách lau người và uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng.

– Vệ sinh thân thể và các vùng bị loét để tránh nhiễm trùng, bội nhiễm và nấm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Có thể sử dụng thuốc bôi đối với các vết loét trên cơ thể trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị tay chân miệng thường cảm thấy khó ăn uống . Bố mẹ nên cho bé ăn các thức ăn nhẹ, lỏng, dễ nuốt để bé sớm bình phục  thể chất.

Một số đồ ăn thích hợp dành cho bé bị tay chân miệng như: Cháo rau củ thêm thịt băm, tôm, cá, …; Các loại nước sinh tố như nước ép rau, sinh tố hoa quả, các món ăn chế biến từ quả bơ; Các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa tươi, sữa yến mạch, sữa hạt sen, … ; Và các chế phẩm từ sữa như bánh flan, sữa chua, …

Xem thêm bài liên quan

10 món ăn bổ dưỡng nhất cho trẻ bị tay chân miệng chóng khỏi bệnh

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG – Trẻ có thể tử vong! Xin đừng chủ quan!

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG – 6 điều bác sĩ khuyên cha mẹ nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương