Làm cách nào để "đối phó" với cơn đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 5?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 5 là một trong các biểu hiện đặc trưng cho thấy thai nhi đang lớn lên trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia thai sản, tình trạng khó chịu này sẽ còn kéo dài đến khi em bé chào đời. Vậy làm thế nào để bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn với những cơn đau này? Các bí kíp dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ.

Vì sao mẹ bầu thường bị đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 5?

Bước sang tháng thứ 5, em bé của mẹ đã lớn hơn rất nhiều. Bé nặng tầm 300-4oogr và kích thước thì không khác gì một em gấu bông nhỏ xíu. Điều tuyệt vời nhất cũng sẽ xuất hiện vào tháng này. Đó là mẹ bắt đầu cảm nhận được những cú đạp cho thấy sự hiện hữu của con.

Tuy vậy, khi mẹ cảm nhận được bé rõ rệt hơn cũng là lúc các cơn đau trở nên thường trực, chẳng hạn như đau lưng và đau vùng kín. Có một sự thật mà tất cả các mẹ bầu cần phải hiểu rằng, những khó chịu như ốm nghén, đau cửa mình, mất ngủ, táo bón, ợ nóng, … sẽ chỉ biến mất khi thai nhi đã chào đời mà thôi.

Giải thích thêm về tình trạng đau cửa mình của bà bầu, các bác sĩ sản khoa cho biết:

“Khi mang thai, các nội tiết thai kỳ như relaxin, progesterone làm các cơ khớp mu, háng mêm, giãn ra và trở nên lỏng lẻo mà dân gian hay gọi là xương chậu nở. Nhờ đó em bé có thể chui ra dễ dàng. Sự thay đổi này không thể hiện trên CT, Xquang (CT, XQ không phát hiện bất thường). Đặc biệt nếu thai phụ đi đứng sai tư thế, làm một bên xương chậu được giãn nở hơn bên còn lại cũng như ít dãn nở hơn, gây co kéo, dẫn đến viêm, đau”.

Vậy nên nếu mẹ bắt đầu thấy mình có cảm giác đau nhức thường xuyên, đôi khi ảnh hưởng đến cả sinh hoạt hàng ngày như ngủ không ngon giấc, đi lại không thoải mái thì nên áp dụng ngay các cách cải thiện dưới đây.

Gợi ý các cách giúp mẹ giảm đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 5

Sử dụng đai đỡ bụng bầu từ tháng thứ 5

Đai nịt bụng hay còn gọi là đai đỡ bụng bầu có thể xem như một phát minh mang lại nhiều tiện ích cho phụ nữ mang thai. Một trong số đó chính là khả năng hỗ trợ lưng dưới và thân người, nhờ đó mà cơ thể mẹ bầu luôn ở tư thế tốt nhất và giúp ngăn ngừa việc kéo giãn quá mức, hạn chế đau nhức trong thai kỳ. Tuy nhiên mẹ cần nhớ là chỉ nên dùng từ 2-3 tiếng cho mỗi lần cũng như chọn loại đai đỡ bụng bầu chất lượng, phù hợp với cơ thể mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nghỉ ngơi hợp lý

Nhiều mẹ nghĩ đến việc uống thuốc giảm đau khi cảm thấy đau nhức cửa mình. Bạn cần hết sức thận trọng về điều này. Tất cả các loại thuốc giảm đau đều có những ảnh hưởng nhất định tới thai nhi nếu mẹ không được chỉ định uống hoặc uống với liều lượng quá mức.

Do đó, hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ bầu cảm thấy khó chịu với cơn đau là bạn nên đi nghỉ và thư giãn đầu óc. Tạo cho mình một không gian thoáng đoãng, ngồi hay nằm nghỉ với tư thế thoải mái, uống một ly sữa ấm và kết hợp hít thở nhịp nhàng để làm dịu tình trạng đau nhức này.

Nằm nghiêng khi ngủ giúp giảm đau cửa mình

Không chỉ với bà bầu mà ngay cả người bình thường nếu hay bị đau nhức thì bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng, đặc biệt là nằm về bên trái. Lý do là vì ngủ bên trái sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, đồng thời giữ cho lưng, cổ, bụng được thẳng. Nếu có thể mẹ bầu nên sử dụng gối bầu để tựa chân. Khi nằm tốt nhất là bạn nên co chân một chút về phía ngực, giữ lưng cong tự nhiên sẽ giúp giảm bớt được ảnh hưởng của cơn đau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập thể dục nhẹ nhàng

Các bài tập hít thở, yoga hoặc vận động nhẹ nhàng kết hợp với điều phối nhịp thở là cách tốt nhất để các cơ xương cổ, lưng, xương chậu, … được thư giãn sau một ngày làm việc hoặc đứng lâu. Mẹ bầu nên dành thời gian để thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như vậy từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơ thể mình có những sự biến đổi rõ rệt theo mặt tích cực.

Bổ sung canxi

Một số các chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai có thể gặp vấn đề đau cửa mình do chưa được bổ sung canxi hợp lý. Trên thực tế, phụ nữ mang thai cần nhiều canxi hơn mức bình thường và nhu cầu bổ sung canxi cho bà bầu càng tăng cao khi càng về cuối kỳ mang thai. Thêm vào đó khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ và đau nhức. Chính vì vậy mà ngoài việc uống viên canxi bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu nên ăn thêm các loại thực phẩm như tôm, cua, sò, cá, nước cam, bắp cải, cải xoăn, cần tây, các chế phẩm từ sữa, …

Kết hợp với các cách trên, mẹ bầu nên thường xuyên mát xa vùng xương chậu trong khi tắm bằng nước ấm. Chịu khó kiên trì làm hàng ngày sẽ giúp quá trình mang thai của mẹ trở nên dễ chịu hơn.

Những dấu hiệu nguy hiểm của tình trạng đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 5

Một số mẹ gặp phải tình trạng đau vùng kín nhiều hơn ở mức bình thường. Điều này chắc hẳn khiến mẹ lo lắng cho sức khỏe của thai nhi cũng như chính bản thân mình. Trong trường hợp này mẹ nên làm thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước tiên mẹ cần nhận biết xem liệu cơn đau cửa mình vào tháng thứ 5 này có liên quan gì đến bệnh phụ khoa nào đó mà bạn đang mắc phải hay không. Bởi theo các bác sĩ, viêm vùng kín hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể khiến phụ nữ mang thai đau nhiều hơn.

Ngoài ra với các mẹ bị đau thường xuyên, đau ở mức độ nhiều khiến mẹ không thể sinh hoạt bình thường thì lời khuyên tốt nhất là bạn nên đi khám và tư vấn với bác sĩ khám thai của mình để có được hướng điều trị phù hợp mà không gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương