Đau bụng lâm râm có phải có thai không? Các bác sĩ cho biết đau bụng dưới cũng là một dấu hiệu sớm của việc mang thai. Trường hợp các chị em đã quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh trước đó từ khoảng hơn 10 ngày trước, khả năng cao đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Vì sao có hiện tượng đau bụng khi mang thai?
- Bị đau bụng lâm râm có phải có thai không? Mới có bầu đau bụng dưới có sao không?
- Bị đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
Vì sao có hiện tượng đau bụng khi mang thai?
Hiện tượng đau bụng khi mang thai là một triệu chứng hay xảy ra trong thai kỳ. Bình thường thai nhi nằm trong tử cung của mẹ và lớn lên. Đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng phải to lên để kịp cho thai nhi phát triển.
Bạn có thể chưa biết:
Sau bao lâu thì có dấu hiệu mang thai? Những dấu hiệu mang thai chính xác nhất là gì?
Kéo theo 2 dây chằng tròn 2 bên căng và lớn ra (chức năng của dây chằng tròn là cố định và giữ vững tử cung). Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên sẽ kéo theo dây chằng căng nhiều hơn và dãn và gây nên những cơn đau bụng.
Các nguyên nhân khác gây đau bụng thai kỳ:
Sảy thai: đa số sảy thai tự nhiên xảy ra trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Dấu hiệu cảnh báo sớm là âm đạo ra máu, sau đó là đau bụng kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Ra máu nặng hay nhẹ là tùy trường hợp. Cơn đau bụng do sảy thai xuất hiện bất ngờ lên hoặc kéo dài liên tục, từ trung bình đến đau nhói và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và cả vùng xương chậu.
Tiền sản giật: thai phụ dễ bị tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sẽ có biểu hiệu sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Khi tình trạng nặng hơn, mẹ sẽ thấy đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.
Đau bụng lâm râm có phải có thai không và đây là điều bình thường hay bất thường là băn khoăn của rất nhiều mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng khi mang thai tháng đầu bình thường hay bất thường là tùy thuộc vào cơ địa và các yếu tố đi kèm.
Bị đau bụng lâm râm có phải có thai không?
Theo các bác sĩ chuyên ngành, đau bụng dưới cũng là một dấu hiệu sớm của việc mang thai. Trường hợp các chị em đã quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh trước đó từ khoảng hơn 10 ngày trước, khả năng cao đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai.
Đau bụng như thế nào là có thai? Sau khi thụ thai thành công, trứng đã thụ tinh di chuyển vào cổ tử cung để tìm chỗ làm tổ. Chính việc trứng hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy bụng dưới âm ỉ đau.
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai sẽ tiếp diễn trong khoảng 2 tháng đầu của thai kì. Khi cơ thể còn chưa thích nghi với bào thai đã làm tổ trong tử cung.
Tuy nhiên, chỉ mỗi đau bụng dưới không có nghĩa là bạn đã chắc chắn mang thai. Chị em nên dựa vào một số hiện tượng mang thai sớm của cơ thể như chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, căng tức ngực…
Hoặc để chắc chắn hơn thì hãy sử dụng các biện pháp thử thai để xác định mối nghi ngờ. Như thử bằng que thử thai, xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra xem mình có thực sự mang thai hay không.
Bạn có thể chưa biết:
Bị đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
Những tuần đầu tiên của thai kỳ, có hơn 80% bà bầu rơi vào tình trạng bụng dưới đau râm ran. Nhiều mẹ lo lắng đau bụng lâm râm kéo dài là hiện tượng nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai.
Trong tháng đầu tiên, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén.
Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi. Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.
Bước vào những tháng sau, khi thai lớn hơn, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Nguyên nhân thường là do sự căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn.
Thông thường, mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.
Dù cảm thấy bị đau bụng trong khi 2 vợ chồng bạn đang “thả” để có bé thì vẫn rất cần phải đề phòng nhé. Đau bụng lâm râm có phải có thai không hoặc có vấn đề gì nguy hiểm đến em bé thì bạn cần chú ý theo dõi và đi khám sớm. Đề phòng những gì rủi ro nhất có thể xảy ra cho em bé!
Xem thêm:
- Bí quyết phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi có thai
- Mẹ cần phải làm gì nếu đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
- 12 Dấu hiệu mang thai chính xác nhất trong tháng đầu tiên