Mẹ cần phải làm gì nếu đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi khác nhau. Một trong số đó là ốm nghén. Những bà bầu bị ốm nghén, nôn ói nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị co thắt vùng bụng gây nên tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng.

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng đây là dấu hiệu các mẹ không nên chủ quan. Nếu có những triệu chứng sau đây, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay: cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập…

  • Những trường hợp đau bụng thường thấy
  • Làm sao để đỡ đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

Mẹ cần phải làm gì nếu đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

Bụng luôn là vị trí nhạy cảm của con người. Nam hay nữ cũng vậy, đau bụng là dấu hiệu của cơ thể. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, đau bụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ còn phổ biến hơn.

Tuy nhiên, nếu như không bị đau quằn quại, đừng quá lo lắng. Bởi khi thay đổi nội tiết và cơ thể, việc đau bụng khá là bình thường.

Những trường hợp đau bụng thường thấy

TheAsianParent gợi ý một số trường hợp đau bụng phổ biến. Mẹ bầu khi có các dấu hiệu này cần theo dõi. Nhưng, đừng quá lo lắng nhé.

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Trứng làm tổ

Trứng làm tổ là hiện tượng đau bụng khá phổ biến trong tháng đầu thai kỳ

Hiện tượng đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu là điều hết sức bình thường, nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong quá trình làm tổ, phôi nang dính vào niêm mạc tử cung cũng như các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc. Hiện tượng này gọi là bám rễ. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng. Khi đã ổn định sau vài ngày, các cơn đau bụng giảm dần hoặc hết hẳn.

Do căng cơ và dây chằng

Thai nhi càng lớn, tử cung của mẹ cũng phải lớn theo. Điều này làm mẹ đau, căng tức phần bụng. Thông thường mẹ bầu hay bị đau bụng khi ho, những lúc ngồi xổm hay khi đứng dậy.

Những cơn ốm nghén

Ốm nghén là điều mẹ bầu nào cũng sợ

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi khác nhau. Một trong số đó là sự thay đổi trong hệ tiêu hóa. Thời kỳ đầu của thai kỳ, mức độ progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén. Những bà bầu bị ốm nghén, nôn ói nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị co thắt vùng bụng gây nên tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng.

Chứng táo bón, khó tiêu

Khi mang thai, tử cung sẽ cản trở hoạt động dạ dày. Kết hợp với sự thay đổi hormone làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, mẹ bị táo bón, khó tiêu và đầy hơi.

Trường hợp đau bụng đặc biệt lưu ý

Nhiều nguyên nhân khiến bụng mẹ bầu đau

Nếu những dấu hiệu trên cho thấy tình trạng mẹ vẫn ổn, thì dưới đây là những biểu hiện nguy hiểm.

  • Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê
  • Có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa. Cơ thể choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.
  • Đau bụng từng cơn
  • Cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể
  • Khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất.
  • Ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Khi đó, mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.
  • Viêm ruột thừa, đau dạ dày hay những triệu chứng khác.

Mẹ có thể quan tâm:

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Làm sao để đỡ đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

Tập luyện là cách để giảm đau đớn

  • Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.
  • Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng.
  • Vận động thường xuyên. Tập các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu để ngăn ngừa các cơn đau trở nên trầm trọng.
  • Tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
  • Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.

Đặc biệt, mẹ bầu nên tránh ăn những loại hoa quả có tính hàn, mang lại nguy hiểm cho con. Trong 3 tháng đầu, mẹ nên cẩn thận. Nhiều mẹ bầu có cơ địa kém phải cực kỳ cẩn thận, đặc biệt đối với những mẹ có tiền sử sảy thai. “Treo chân” là cụm từ hay dùng để diễn tả tình trạng này.

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết thêm “Ngoài triệu chứng đau bụng thì 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ. Mẹ cần theo dõi cẩn thận từng biểu hiện của cơ thể nhằm xử lý kịp thời những bất thường. Để làm được điều này trước hết mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu về ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ. Phân biệt rõ ràng giữa chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý. Khi biết bản thân đã mang thai cần đến bệnh viện hay phòng khám để kiểm tra và theo dõi hàng tháng. Đến tuần thứ 12, đây là cột mốc quan trọng để mẹ làm xét nghiệm sàng lọc những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm”.

Nguồn tham khảo: Lưu ý khi đau bụng ở giai đoạn đầu mới mang thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE