Xoa dịu nỗi lo của mẹ vì đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khoảng 7/10 mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu. Tuy đây là một tình trạng phổ biến, song, phổ biến không đồng nghĩa với vô hại. Khi đau bụng dưới, mẹ nên lưu ý điều gì để bảo vệ tốt nhất cho thai kỳ?

Vì sao mẹ lại bị đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu?

Phụ nữ đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là hiện tượng rất bình thường. Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên, dây chằng căng dãn nhiều hơn và gây nên những cơn đau bụng. Đây là các lý do khiến mẹ bầu gặp tình trạng đau bụng khó chịu này:

Thai đang làm tổ

Tháng đầu tiên là thời điểm thai đang tìm cách bám vào tử cung. Cảm giác tưng tức rõ rệt này là do thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau sẽ giảm đi hẳn.

Ốm nghén

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu cũng có thể xuất phát từ cơn ốm nghén. Mẹ đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Căng cơ và dây chằng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau 2 tuần đầu, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Tử cung ngày càng lớn nên cơ và dây chằng phải căng ra và nâng đỡ. Khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy, cơn đau càng nặng hơn.

Khi tử cung và xương mở đủ rộng trong vùng chậu, cơn đau sẽ giảm dần về tần suất và độ đau. Trong vài trường hợp, cơn đau cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ.

Sản phụ khoa

Cơn đau bụng cũng có thể gặp khi mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, viêm ruột thừa, sỏi thận,… Ngoài đau bụng, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác điển hình của bệnh lý kể trên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng dưới khi mới mang thai thế nào là bất thường?

Nếu mẹ đau bụng âm ỉ kéo dài, hoặc đau dữ dội, đây là trường hợp bất thường. Những cơn đau bất thường hay kèm theo những dấu hiệu như sau:

  • Xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo
  • Mẹ thường xuyên ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, uể oải
  • Ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn
  • Suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu
  • Đau dồn dập, đột ngột biến mất

Những rủi ro mẹ có thể đối mặt là tình trạng thai ngoài dạ con, doạ sảy và sảy thai.

Lưu ý cho mẹ giảm đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp mẹ xoa dịu cơn đau. Ăn nhiều rau, trái cây, nhất là chuối và nho khô để bổ sung kali, canxi. Đặc biệt, bổ sung khoáng chất đúng liều lượng sẽ giúp mẹ giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày để tăng cường hoạt động trao đổi chất. Tuyệt đối tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột để hạn chế táo bón.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp mẹ tăng sức chịu đựng, cơ thể dẻo dai hơn. Mẹ có thể tập các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu để ngăn ngừa các cơn đau trở nên trầm trọng.

Những bài tập nặng, tốn nhiều sức, đứng quá lâu, vác nặng từ 5kg trở lên, … là những điều mẹ nên hạn chế. Sau khi tập, mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng để thoải mái hơn.

Những lưu ý khác

Hạn chế tắm nước nóng, mặc quần áo bó sát. Mẹ cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt để cơ thể được nghỉ ngơi. Khi ngồi, mẹ dùng một chiếc ghế thấp để kê chân cho đỡ mỏi, giảm áp lực.

Nếu thực hiện những gợi ý trên mà đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu không giảm, ngược lại ngày càng nặng hơn, mẹ hãy đến ngay bệnh viện để khám. Theo dõi tình hình sức khoẻ thường xuyên, khám theo định kỳ để có thai kỳ khoẻ mạnh nhất, mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le