Mẹ đang cho con bú có cạo gió được không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm lạnh sau sinh là một trong những vấn đề khá phổ biến hiện nay. Phương pháp dân gian để trị bệnh mà mọi người hay truyền tai cho nhau đó là cạo gió. Vậy nếu đang cho con bú có cạo gió được không?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị cảm lạnh sau sinh

Trước khi biết được câu trả lời mẹ đang cho con bú có cạo gió được không, mẹ bầu cần tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây cảm lạnh cho mẹ sau sinh.

Một số nguyên nhân cụ thể như:

  • Trong quá trình sinh nở mẹ phải dùng toàn bộ sức lực của mình, khiến mẹ mất nhiều máu. Dẫn đến cơ thể bị yếu ớt, khó chống lại virus cảm lạnh.
  • Sau sinh mẹ ít được vận động, cộng với việc phải thức đêm chăm lo cho con nhỏ. Làm cho hệ miễn dịch của mẹ vốn đã kém lại càng trở nên yếu hơn.
  • Có nhiều mẹ trong giai đoạn ở cữ kiêng khem cực đoan, ít ra khỏi phòng, không tắm rửa và vệ sinh cá nhân,... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh sau sinh.

Vậy mẹ đang cho con bú có được đánh gió không?

Đang cho con bú có được đánh gió không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Theo các chuyên gia sức khỏe, các mẹ sau sinh thường có thể trạng dễ bị nhiễm lạnh và ứ nhiều sản dịch trong cơ thể. Do đó, vẫn có thể cạo gió theo Đông y. Nhằm làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo để giúp khí huyết lưu thông. Từ đó, sản dịch nhanh chóng được đẩy thoát ra bên ngoài.

Lưu ý cho mẹ cho con bú khi cạo gió

Việc cạo gió có tác dụng tích cực với sức khỏe hay không? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Cạo gió là một phương pháp chữa bệnh dân gian, người bị cảm lạnh, cảm nắng,... sau khi cạo sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Khi cạo gió sẽ kích thích các tận cùng thần kinh dưới da làm cơ thể ấm lên, lỗ chân lông giãn nở ra, các hạch bạch huyết và hệ thống mạch máu được "đánh thức", chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động trơn tru giúp cơ thể giảm đi mệt mỏi. Không những vậy, đây cũng là phương pháp hữu hiệu giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông khí huyết trong các cơ quan, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức. Vì vậy, cạo gió cũng là một cách hiệu quả làm tăng cường hoạt động của hệ thống tuần hoàn, thần kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu cạo gió không đúng phương pháp, không đảm bảo các nguyên tắc an toàn thì bệnh không chỉ không khỏi mà còn nặng hơn, làm trầy xước da khiến da nhiễm trùng. Các chuyên gia khuyến cáo nên dùng đồng xu bạc để cạo gió, dụng cụ cạo phải được khử trùng, sử dụng các loại dầu dành cho trẻ em là tốt nhất, vệ sinh tay sạch sẽ khi cạo, tránh nơi lạnh và có gió lùa. Sau cạo không được tắm ngay mà phải chờ ít nhất 30 phút và tắm bằng nước ấm. Người quá gầy, trẻ dưới 3 tuổi và người già đang bị các bệnh nhiễm trùng, hệ miễn dịch yếu, các bệnh lí về da thì không nên cạo gió.

Cần xác định rõ thể trạng

Đây là điều đầu tiên mà các mẹ hết sức lưu ý nếu có ý định cạo gió khi đang cho con bú. Nếu các mẹ có những biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, sốt hoặc bị cảm cúm, có thể cạo gió để bắt gió ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, việc làm này chỉ mang lại hiệu quả khi bệnh mới xuất hiện trong 1-2 ngày. Nếu để lâu, bệnh sẽ có biến chứng như: viêm phổi, viêm phế quản và việc cạo gió sẽ không còn có tác dụng nữa.

Không nên cạo gió khi có vết thương hở

Với những bạn đang mắc một số bệnh về da liễu. Nhất là những mẹ có vết thương hở trên da. Nếu cạo gió trong trường hợp này sẽ khiến phần vết thương hở bị đau rát và có thể bị nhiễm trùng ngay tại chỗ cạo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do vậy, các mẹ cần lưu ý đến những vùng da hở và cân nhắc trước khi quyết định đang cho con bú có được đánh gió không.

Nên cạo gió nhẹ nhàng, tránh dùng các loại dầu nặng mùi

Mẹ sau sinh có thể cạo gió. Tuy nhiên, bạn nên cạo nhẹ nhàng, tránh dùng các loại dầu nặng mùi vì sẽ khiến trẻ nhỏ bị lạ hơi khi bú mẹ.

Thay vào đó, các mẹ nên chọn việc làm nóng và kích thích bằng cách xoa dầu, massage hơn là phải cạo cho thật mạnh. Nếu cạo quá mạnh ta, hay dùng các vật cứng để cạo sẽ làm vỡ các mạch máu dưới da và gây xuất huyết dưới da, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn nên cạo khoảng 5 phút hoặc khi thấy xuất hiện vết bầm tím theo đường cạo, hãy dừng lại. Không nhất thiết phải cạo cho đỏ bầm.

Tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh sau khi cạo gió

Khi cạo gió các mẹ nên ở trong phòng tránh gió lùa. Vào mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh.

Sau khi cạo gió, tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh. Cạo gió xong, các mẹ nên uống một cốc nước nóng. Đồng thời không được đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phòng tránh bị cảm lạnh sau sinh

Để có một sức khỏe tốt và không còn thắc mắc đang cho con bú có được đánh gió không, mẹ nên “bỏ túi” một số cách phòng tránh sau:

  • Khoảng 3 tháng sau sinh, nên tắm và vệ sinh thân thể bằng nước ấm, tránh sử dụng nước lạnh. Phòng tắm cần kín gió và ấm áp.
  • Đồ ăn luôn được làm nóng trước khi sử dụng và nên uống nước đun sôi để nguội.
  • Giữ ấm cho cơ thể. Nhưng cũng không cần kiêng khem quá khắt khe khiến cơ thể bị nóng, đổ mồ hôi trộm, gây cảm lạnh.
  • Ăn uống đa dạng và đủ chất, đánh răng mỗi ngày, thỉnh thoảng gội đầu,… Virus không thể tấn công cơ thể của mẹ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn tìm được lời giải đáp cho thắc mắc mẹ đang cho con bú có cạo gió được không. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các bạn hãy chủ động phòng tránh cảm lạnh nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le