Cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu cần biết cách xử trí kịp thời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải và lo lắng vì không biết nguyên nhân và cách xử lý sao cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Giải mã hiện tượng cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra các cơn gò cứng bụng khi mang thai. Trong đó bao gồm các nguyên nhân do phía người mẹ hoặc sự phát triển bào thai.

Tâm lý của người mẹ

Tâm lý của một số mẹ bầu trong thời gian mang thai hay thay đổi. Họ có khi vui, buồn, giận dữ, căng thẳng bất chợt. Điều này có thể gây ra các cơn gò cứng bụng. Vì vậy, mẹ nên duy trì lối sống lạc quan, học cách giữ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc.

Tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

Mẹ bị táo bón

Táo bón thai kỳ là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Người mẹ bị táo bón nặng khó tránh khỏi những cơn gò cứng bụng. Mẹ bầu vì thế nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ. Đây là cách đơn giản và an toàn nhất giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn.

Da bụng bị kéo giãn

Trong thời gian mang thai, việc tăng cân của người mẹ làm xuất hiện các vết rạn da. Làn da chưa kịp để thích nghi với sự thay đổi này cũng gây ra các cơn gò cứng bụng. Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu ô-liu để massage vùng bụng, phòng ngừa rạn da.

Tuy nhiên massage quá nhiều có thể tạo ra các kích thích lên tử cung. Điều này cũng làm xuất hiện các cơn gò và gây ra sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện điều này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối do thai nhi chèn ép tử cung

Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ, chèn lên khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ nên mẹ không cảm nhận rõ áp lực này. Từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to. Điều này gây áp lực lên các bộ phận khác. Vì vậy, mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối.

Thai phát triển nhanh sẽ khiến mẹ cảm thấy rõ các cơn gò bụng khi mang thai.

Xương của thai nhi phát triển

Thông thường, kể từ khi cuối quý 2, hệ xương thai nhi đã phát triển vượt bậc. Mẹ sẽ nhận thấy rõ các cơn gò bụng khi mang thai. Việc con xoay, đổi chỗ trong bụng mẹ cũng trở nên khó khăn hơn. Hoạt động của thai nhi vì thế cũng gây ra các cơn gò cứng bụng.

Cơn gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ rất lo lắng khi thấy xuất hiện các cơn gò cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối. Tuy nhiên theo các chuyên gia, cơn gò cứng bụng này thật sự không nguy hiểm như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Đây chỉ là phản ứng bình thường trong thời gian mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu thời gian gò cứng lâu hoặc lệch hẳn sang một bên thì mới đáng ngại. Đặc biệt mẹ cần để ý khi bị xuất huyết âm đạo, đau lưng, chuột rút. Bởi đây có thể là biểu hiện nguy hiểm nên bạn cần khám bác sĩ ngay.

Theo chuyên gia, cơn gò cứng bụng này thật sự không nguy hiểm.

Các biện pháp giúp mẹ hạn chế cơn gò cứng bụng khi mang thai

– Chú ý tư thế dáng đi, dáng đứng, dáng ngồi của mình. Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng và tránh ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

– Thực hiện các bài tập yoga sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng gò cứng bụng.

– Khi xuất hiện cơn gò, mẹ có thể dùng khăn mềm ngâm qua nước ấm. Sau đó bạn hãy vắt khô và chườm lên vùng bụng. Để thư giãn, mẹ có thể tắm bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý thời gian ngâm, không nên ngâm quá lâu sẽ phản tác dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng để hạn chế cơn gò cứng bụng khi mang thai.

Mẹ cần lưu ý phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ

Mẹ nên lưu ý những cơn gò trước tuần thứ 37 với tần suất 10 phút/ lần hoặc dày đặc hơn, kèm theo đau bụng và ra máu. Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì có thể đây là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu đã từng sinh non sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm nhiều hơn.

Tóm lại, cơn gò cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng thường gặp ở thai phụ. Nếu không kèm theo các biểu hiện bất thường, mẹ đừng quá lo lắng mà làm ảnh hưởng đến thai nhi nhé! Hãy giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý và theo dõi cơn gò. Nếu không có các triệu chứng đi kèm đã nêu ở trên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Thay vì lo lắng, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình vượt cạn thật suôn sẻ nhé!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng