Con hết gắt ngủ quấy khóc chỉ cần mẹ nhớ kĩ 2 "thần chú" này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh gắt ngủ là tình trạng hầu như mẹ nào cũng từng trải qua. Nếu cứ để tình trạng này diễn ra thường xuyên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của con. Vậy mẹ hãy thử áp dụng tuyệt chiêu đối phó với việc con gắt ngủ xem sao:

  • Vì sao con buồn ngủ mà vẫn không chịu ngủ?
  • Dấu hiệu con quá mệt hoặc quá buồn ngủ
  • Cách xử lý cơn gắt ngủ của bé
  • Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Vì sao con buồn ngủ lắm rồi mà không chịu ngủ?

Không giống như người lớn, cứ đặt lưng xuống là gáy “khò khò”, các bé sơ sinh khi buồn ngủ thường trải qua 3 giai đoạn mà phải mẹ nào tinh ý, có kinh nghiệm dày dặn mới kịp thời thấy được.

Bạn có thể chưa biết:

Tuyệt chiêu xoa dịu trẻ 3 tháng gắt ngủ hiệu quả

Khi nào bé hết gắt ngủ? Có cách nào giúp bé ngủ ngon hơn không?

3 dấu hiệu buồn ngủ của trẻ thông thường như sau:

Tín hiệu buồn ngủ sớm của trẻ

Mắt lờ đờ, nhìn chằm chằm vô định vào một điểm, quay đầu khỏi nơi có ánh sáng hoặc tiếng động mạnh. Nếu mẹ nhận ra tín hiệu này và cho con đi ngủ luôn thì bé sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều hoặc thậm chí ngủ luôn mà không cần vỗ về gì.

Dấu hiệu con gắt ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tín hiệu buồn ngủ vừa (nghĩa là đã hơi gắt ngủ rồi): Con sẽ ngáp, cau có, hắt hơi, giật tai, vò tai.

Dấu hiệu con gắt ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tín hiệu buồn ngủ muộn (con đã rất mệt và buồn ngủ quá mức): Bé ưỡn lưng, khóc theo kiểu cáu kỉnh, gắt gỏng. Đặt bé vào giường con sẽ ngủ nhưng 20-30 phút sau lại tỉnh dậy và khóc tiếp. Đây chính là giai đoạn bé buồn ngủ nhưng không thể ngủ được.

Tín hiệu con gắt ngủ

Nếu mẹ cho con đi ngủ khi con đã đến giai đoạn 3 thì lúc này bé đang ở trong tình trạng gắt ngủ. Cơ thể con rất mệt, thần kinh hưng phấn và gần như kiệt sức (overtired). Đồng thời lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra hormone khiến trẻ bị căng thẳng, dẫn đến hậu quả là bé sơ sinh gắt ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây là lý do khiến cho con không thể tự mình đi vào giấc ngủ được. Thay vào đó, mẹ sẽ thấy bé khóc nhiều hơn, đặt con nằm xuống một lúc là con lại giật mình tỉnh dậy khóc tiếp. Và cứ thể vòng luẩn quẩn gắt ngủ, mè nheo, thiếu ngủ sẽ tiếp diễn vô tận.

Bạn có thể chưa biết:

Biếng ăn gắt ngủ khóc lóc – Có phải bé đang ở wonder week?

Mách mẹ mẹo hay chữa gắt ngủ cho trẻ sơ sinh để con có giấc ngủ ngon trọn vẹn

Dấu hiệu cho thấy con bị quá mệt hoặc quá buồn ngủ mà mẹ cần chú ý

Trong những tháng đầu đời, khả năng thức của trẻ sơ sinh rất ngắn và thay đổi dần qua từng tháng tuổi. Nếu mẹ để con thức vượt quá ngưỡng con có thể chịu đựng được thì con sẽ dễ sinh ra gắt ngủ.

Vì vậy điều đầu tiên là mẹ cần nắm vững số giờ thức ngủ của bé sơ sinh từ 0-12 tháng như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ bảng thức ngủ của bé theo độ tuổi này, mẹ hãy căn chỉnh lịch sinh hoạt, kết hợp với các dấu hiệu buồn ngủ như đã nói ở trên để biết được chính xác khi nào con buồn ngủ và cần đi ngủ.

Vậy tuyệt chiêu nào giúp mẹ giải quyết tình trạng con gắt ngủ, giúp bé ngủ sâu giấc?

Cách trị gắt ngủ ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất chính là đưa bé đi ngủ khi con đang trong trạng thái trấn tĩnh nhất. Các bước cụ thể mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Dựa vào bảng thời gian thức ngủ của trẻ và dự đoán thời gian con có thể thức được
  • Nắm bắt chính xác tín hiệu buồn ngủ của bé. Ví dụ bé 1 tháng tuổi chỉ thức được tối đa là 60 phút. Trong khoảng thời gian từ 30 phút sau khi con thức trở đi, mẹ hãy xem khi nào bé bắt đầu có dấu hiệu lo đãng, mắt chằm chằm nhìn vào điểm vô định. Con quay mặt khỏi ánh sáng hoặc nơi có tiếng động mạnh. Con dụi mắt, ngáp…
  • Lúc này hãy mau chóng tạo môi trường yên tĩnh để giúp con đi vào giấc ngủ dễ dàng như kéo bớt rèm, hạn chế tiếng ồn, đung đưa bé, vỗ mông, hát ru nhẹ nhàng, bật loại nhạc du dương, để phòng tối…

Với các bé lớn hơn có thể đọc truyện hoặc nói chuyện nhẹ nhàng để con không bị kích động. Các chuỗi thói quen này sẽ giúp con biết được đã đến giờ đi ngủ. Từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

  • Chọn người mát tay đón bé khi vừa sinh và khi ở viện về nhà
  • Các cụ thường khuyên treo tỏi ở đầu giường, đặt tỏi dưới gối để giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon
  • Với các bé hay khóc, mẹ có thể xông phòng bằng bồ kết để giúp phòng thoáng khí và con có giấc ngủ ngon
  • Để con dễ ngủ hơn, mẹ hãy vỗ nhẹ vào người bé hoặc dùng tay xoa lưng bé. Hãy đặt con lên giường trước khi con chìm vào giấc ngủ, hạn chế bế bé ngủ trên tay để tránh con giật mình tỉnh giấc và gắt ngủ khi được đặt xuống giường.

 Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương