Cha mẹ ứng xử thế nào khi con bướng bỉnh tuổi dậy thì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi con bướng bỉnh tuổi dậy thì, người lớn thường cho rằng đó là vấn đề xuất phát từ phía các cô cậu nhóc đang thời kỳ ẩm ương mà quên đi rằng cha mẹ cũng có thể là tác nhân khiến con ngày càng nổi loạn. Đôi khi bản thân trẻ cũng chưa thể hiểu được chính mình. Vậy các bậc cha mẹ cần phải làm gì để khi con bước vào giai đoạn này?

Vì sao trẻ trở nên thay đổi tâm tính khi bước vào tuổi dậy thì?

Theo các chuyên gia tâm lý, tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa cái tuổi “trẻ con chưa qua, người lớn chưa tới”. Do đó, đây cũng luôn là giai đoạn khủng hoảng nhất trong quá trình phát triển của mỗi cô cậu nhóc. Mỗi đứa trẻ có một cách biểu hiện khác nhau ở tuổi dậy thì, tùy thuộc vào tính cách, môi trường sống, nền tảng giáo dục…

Đây cũng là thời kỳ mà con sẽ phải đối mặt với những đổi thay, thậm chí là những mâu thuẫn trong chính bản thân về đời sống tinh thần, biến đổi về cảm xúc, tâm sinh lý… Bởi vì lẽ đó mà việc con trở nên khó bảo khi bước vào tuổi này tưởng như là một vấn đề bất thường nhưng nếu được nhìn nhận một cách đúng đắn thì hoàn toàn có nguyên do.

Ứng xử thông minh khi con bạn bướng bỉnh ở tuổi dậy thì

Thực tế là ngoài nguyên nhân từ sự thay đổi tâm sinh lý việc con bướng bỉnh tuổi dậy thì còn xuất phát từ những mâu thuẫn giữa trẻ với người thân. Thế nên ở giai đoạn này, cha mẹ phải làm một người bạn tốt để giúp con định hướng và vượt qua những khủng hoảng của tuổi dậy thì.

Cha mẹ nên lắng nghe thay vì áp đặt

Bất kể là bé trai hay bé gái khi bước vào độ tuổi ẩm ương đều có chung tâm lý muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình, được thừa nhận và tôn trọng; không muốn bị kiểm soát hay tham gia quá sâu vào đời sống riêng tư. Việc cha mẹ luôn áp đặt con cái sẽ chỉ khiến các em trở thành những người ích kỷ, cáu gắt và bướng bỉnh. Vì vậy, điều đầu tiên mà các ông bố bà mẹ cần nhớ đó là hãy dùng cụm từ “Ba mẹ nghĩ...’, “Ba mẹ muốn biết ý kiến của con”, “Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?” hoặc “Giờ con muốn làm gì?” thay vì những cụm từ mang ý nghĩa mệnh lệnh, điều khiển, ép buộc như “con phải”, “con không được”.

Lắng nghe con nói thì cha mẹ nói con mới nghe. Cha mẹ trở thành những người bạn và xây dựng được sự gắn bó mật thiết cũng giúp cho việc chia sẻ cùng con trở nên thoải mái và gần gũi, vừa đem lại cho trẻ cảm giác được tôn trọng mà vẫn có thể hiểu được con đang muốn gì, cần gì hay đang lo lắng, gặp trở ngại về vấn đề gì. Làm bạn được cùng con và đưa ra lời khuyên bảo, định hướng kịp thời cũng là cách giúp trẻ không phải hối hận về những việc làm, hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ và không lường trước được hậu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên cho trẻ không gian riêng

Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng giai đoạn dậy thì cũng là thời gian mà trẻ thích khẳng định bản thân, tìm ra cái tôi của riêng mình nên việc kiểm soát của cha mẹ như liên tục quản lý về giờ giấc, thúc bách về công việc, xen vào các mối quan hệ bạn bè khiến trẻ có cảm giác ngột ngạt, bị kìm kẹp và thiếu tôn trọng. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ nảy sinh suy nghĩ bị xúc phạm và xảy ra một số hành vi chống đối hoặc bộc lộ cảm xúc bực bội, khó chịu, phản kháng bằng những lời lẽ và hành vi không hay, khiến cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái trở nên ngày càng xa cách.

Mặc dù sự quản lý từ phụ huynh có thể xuất phát từ những quan tâm, lo lắng chính đáng nhưng ngay cả đến người lớn cũng có lúc muốn ở một mình và cần được tôn trọng thì cha mẹ cũng nên để trẻ có khoảng không gian độc lập và được sống trong thế giới riêng của mình. Nói như thế không có nghĩa là bỏ mặc con mà thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng dành cho trẻ. Sự quan tâm của cha mẹ nên được thể hiện bằng cách luôn quan sát cảm xúc, thái độ và dõi theo con mỗi ngày sao cho thật tế nhị và kín đáo. Khi đó, tự khắc các mối quan hệ và các vấn đề phát sinh sẽ được nắm bắt và xử lý kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiên nhẫn là chìa khóa ứng xử khi con ở tuổi dậy thì

Chẳng có một công thức nào về nuôi dạy con áp dụng chung được cho mọi đứa trẻ vì tính cách mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau. Cái khó nhất trong việc dạy dỗ những đứa con đang trong tuổi dậy thì đó là cha mẹ phải luôn giữ được bình tĩnh và sự kiên nhẫn. Rất nhiều phụ huynh thường phán xét, chỉ trích, mắng mỏ vì trẻ tỏ ra bướng bỉnh, chống đối và không nghe lời. Song các chuyên gia tâm lý cũng đưa ra lời khuyên rằng cha mẹ nên hiểu những hành vi bộc phát đó là biểu hiện của những xáo trộn tất yếu trong sự phát triển của trẻ chứ không phải do trẻ thích thế.

Kiên nhẫn chính là chìa khóa ứng xử thông minh trong cách giáo dục đối với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Bố mẹ cần thời gian để bình tĩnh và trẻ cần thời gian để thay đổi hành vi cho phù hợp, đúng hướng.

Lời ngỏ cùng phụ huynh

Tuổi dậy thì như một cơn lũ, dù sớm hay muộn thì nó cũng vẫn sẽ đến. Con nổi loạn, cha mẹ chọn cách đối đầu sẽ chỉ khiến tức nước vỡ bỡ và mối quan hệ đi vào ngõ cụt, không thể tìm thấy tiếng nói chung từ 2 phía. Đừng nói con hư, hãy chỉ nghĩ rằng việc con bướng bỉnh tuổi dậy thì chính là một cách bộc lộ mong muốn nhận được sự quan tâm, yêu thương, thấu hiểu của cha mẹ cũng như được mọi người tin tưởng, động viên. Dẫu biết hành trình ấy còn nhiều gian nan nhưng chỉ cần có cha mẹ luôn ở bên, con sẽ lớn lên và phát triển một cách toàn diện.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi