Cổ tử cung mở luôn là điều mà các mẹ mong chờ nhất khi cơn đau đẻ ập đến. Có thể nói một cơn đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng 1 lúc, vì vậy không có gì lạ nếu mẹ đếm từng phút, từng giây để mong cho tử cung mở nhanh. Vậy thì mẹ hãy tham khảo bài viết để biết cách làm cho tử cung nhanh mở nhé
- Các giai đoạn của quy trình sinh và độ mở của cổ tử cung
- Làm thế nào để biết cổ tử cung đã mở được bao nhiêu phân?
- Để tử cung mở nhanh, mẹ bầu nên làm gì?
Cổ tử cung mở chính là dấu hiệu vô cùng quan trọng cho thấy mẹ sắp kết thúc chu kỳ mang thai và chuẩn bị cho cuộc “lâm bồn” sắp tới để đón con yêu chào đời.
Việc cổ tử cung mở nhanh hay mở chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và nhiều yếu tố khác. Quá trình mang thai của mẹ sẽ trong khoảng 40 tuần và nhiều mẹ sẽ sinh con trước hoặc sau mốc này. Ngay khi siêu âm thai nhi ở những tuần đầu tiên thì bác sĩ đã có thể dựa vào các yếu tố khác nhau để đưa ra ngày dự sinh của mẹ. Khi sắp đến ngày dự sinh, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu để báo cho mẹ biết và cổ tử cung mở chính là dấu hiệu rõ rệt nhất đấy nhé,
Các giai đoạn của quy trình sinh và độ mở của cổ tử cung
Nhìn chung, nếu mẹ bầu sinh thường, quy trình sinh sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn. Bao gồm đau đẻ, rặn sinh và sinh con. Trong mỗi giai đoạn này mẹ lại có các triệu chứng khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần tìm hiểu kĩ lưỡng các kiến thức của từng giai đoạn này, nắm được dấu hiệu cổ tử cung mở. Nhờ thế, mẹ sẽ có tâm lý vững vàng hơn khi đến ngày chào đón con yêu.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách nhận biết cổ tử cung mở khi chuyển dạ, cổ tử cung mở sớm dành cho mẹ bầu tháng cuối
1. Giai đoạn đau bụng sinh đẻ
Trong giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận mức độ đau đẻ qua 3 đợt như sau:
Đợt 1: Đau bụng ban đầu
Thời điểm này, cổ tử cung của mẹ đã mở tầm 4 cm. Cửa tử cung cũng mỏng dần. Mẹ sẽ cảm nhận được cơn đau do tử cung co bóp. Mỗi lần co bóp tầm 15-40 giây. Thời gian của đợt đau này có thể kéo dài từ 5-30 phút. Mẹ sẽ cảm thấy hơi quặn lại như ai đó đang bóp tử cung mình. Tuy vậy các mẹ vẫn có thể hoạt động, làm việc như bình thường. Đôi lúc cơn đau sẽ khiến mẹ thấy thót bụng và đau lưng.
Tử cung mở 3cm bao lâu thì sinh?
Thực tế thời gian tử cung mở là khác nhau trong các lần sinh nở. Theo bác sĩ sản khoa Christopher Chong và Peter Chew từ bệnh viện Gleneagles, Singapore, với những bà mẹ mang thai lần đầu, trung bình tử cung mở 1cm/1 giờ, như vậy cả quá trình sẽ mất 10 giờ đồng hồ. Tử cung của phụ nữ đã từng trải qua sinh nở thì có tốc độ mở nhanh hơn. Vậy tử cung mở 3cm bao lâu thì sinh? Theo cách tính này, sau khoảng 7 giờ thì tử cung mẹ sẽ mở 10cm và sẵn sàng cho quá trình chào đời của thai nhi.
Đợt 2: Đau với tần suất nhiều hơn
Lúc này, tử cung mở từ 4-8 cm. Thành tử cung đã rất mỏng. Người mẹ cảm thấy đau nhiều hơn, tần suất từ 2-3 phút/lần. Mỗi một cơn co bóp tử cung sẽ mất từ 45-60 giây. Nếu lúc này mẹ đang làm việc gì đó sẽ có cảm giác muốn dừng lại ngay lập tức.
Mẹ bầu sẽ phải tập trung hết sức để chịu đựng với cơn đau này. Một khi cảm giác này xuất hiện, điều này nghĩa là đã đến lúc mẹ chuẩn bị rặn sinh. Mẹ hãy khẩn trương đến bệnh viện. Trung bình, thời gian đau này sẽ là 5 tiếng với mẹ có con lần đầu. Mẹ có thai lần 2 sẽ chỉ đau tầm 2 tiếng rưỡi.
Đợt 3: Chuyển giao
Thời gian này, cổ tử cung sẽ không mở thêm. Nhưng mẹ cảm giác như thai nhi đang bị đẩy ra ngoài. Đây cũng là lúc mẹ sẽ cảm thấy đau nhất của một cơn sinh đẻ. Các mẹ hầu như không còn đủ tỉnh táo để kiểm soát bản thân nữa.
Lý do là vì lúc này tử cung mất tới 45-90 giây để co bóp. Mẹ sẽ đau từ 1,5-3 phút/lần. Cơn đau khiến mẹ phải thở nhanh và gấp. Phần lớn các mẹ thường kêu gào vì không thể chịu đựng được nữa. Không những vậy, một số mẹ còn có các triệu chứng khác đi kèm như chuột rút, buồn nôn, nấc, v,v
Mẹ có thể quan tâm:
Mách mẹ bầu 5 tư thế giúp cổ tử cung mở nhanh giúp chuyển dạ dễ dàng
2. Giai đoạn rặn đẻ
- Thời điểm chờ: Là khoảng thời gian cơ thể giúp mẹ chuẩn bị sức lực cho việc rặn đẻ. Một số mẹ cảm thấy đỡ đau hơn do tử cung giảm dần tuần suất co bóp hoặc không co bóp nữa. Quá trình này sẽ diễn ra từ 10-30 phút mà thôi. Tuy vậy cũng có một số mẹ không hề qua giai đoạn này mà chuyển thẳng sang bước rặn sinh.
- Thời điểm rặn sinh, nhận biết cổ tử cung mở: Ngay lập tức, mẹ sẽ cảm thấy như muốn rặn đẩy em bé ra ngoài. Cảm giác này hệt như lúc mẹ rặn đi đại tiện vậy. Tử cung vẫn co bóp 3-5 phút/lần, kéo dài từ 45-70 phút. Tử cung mở bao nhiêu phân thì đẻ? Cho đến khi cổ tử cung mở rộng và độ giãn tử cung tới 10cm, mẹ sẽ được đẩy vào phòng sinh. Với các mẹ lần đầu sinh con, rặn sinh sẽ diễn ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Các mẹ sinh lần 2 trở đi chỉ mất từ 30-45 phút.
3. Giai đoạn sinh con
Lúc này, tử cung không co bóp đều đặn nữa là dấu hiệu sắp sinh thực sự. Do đó, mẹ chỉ cảm thấy đau tưng tức như đang bị chèn ép. Nhau thai dịch chuyển xuống vị trí thấp hơn. Giai đoạn này diễn ra rất nhanh, tầm 15-20 phút mà thôi. Chẳng mấy chốc mẹ sẽ được nghe thấy tiếng bé yêu chào đời rồi.
Làm thế nào để biết cổ tử cung đã mở được bao nhiêu phân?
Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở? Việc cổ tử cung mở chậm hay cổ tử cung mở nhanh còn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường, có thể dùng tay để đo độ mở của cổ tử cung. Nếu có thể đút được một đầu ngón tay vào khe hở của tử cung, như vậy tử cung đã mở tương đương 1cm. Nếu đút cả bàn tay và có thể xòe hẳn ra, ngón tay chạm vào thành của cổ tử cung. Lúc này độ rộng khi tay xòe ra thêm sẽ giúp bác sĩ phán đoán được tử cung đã mở rộng đến mức độ nào.
Để tử cung mở nhanh, mẹ bầu nên làm gì?
Mẹ có thể tham khảo một số cách làm cổ tử cung mở nhanh từ mẹo dân gian và một số thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa như sau:
- Thực phẩm kích thích tử cung mở: Thơm, mè đen, rau lang, nước lá tía tô.
- Mẹ nên đi bộ nhiều, tuy nhiên mẹ không nên ráng sức đi mà phải đảm bảo phù hợp với sức khỏe.
- Kích thích đầu ti tạo ra những cơn co thắt mạnh thúc đẩy sự giãn nở của cổ tử cung.
- Làm “chuyện ấy” vào cuối thai kỳ để thúc đẩy các cơn co thắt.
- Kích thích vỡ ối: Khi này bà bầu đau nhức nhưng vẫn chưa vỡ ối, bác sĩ sẽ tự thao tác các thủ thuật giúp làm vỡ ối để tăng tốc độ sinh.
- Tiêm thuốc kích sinh: Đây là phương pháp được chỉ định và do bác sĩ thực hiện.
- Một số tư thế giúp tử cung của mẹ nhanh mở như:
Tư thế đứng truyền thống: Mẹ vòng tay qua cổ hay eo của chồng để đứng vững hơn, tránh loạng choạng gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Người chồng thì dùng tay để xoa bóp lưng cho vợ. Trong khi chồng xoa bóp thì mẹ lắc nhẹ người để giúp tạo trọng lực cho em bé dễ di chuyển xuống dưới cổ tử cung.
Tư thế ngồi đi vệ sinh: Với tư thế mẹ ngồi xổm hoặc hai chân dạng rộng hạ thấp người sẽ giúp khung xương chậu được mở rộng, tạo điều kiện để thai nhi có thể ra ngoài. Mẹ vẫn phải có điểm tựa chắc chắn để tránh té ngã.
Nguồn tham khảo: Làm sao để biết tử cung mở khi chuyển dạ – Bệnh viện Thu Cúc
Xem thêm:
- Tử Cung của Phụ Nữ: Hãy nâng niu trân trọng nhé các mẹ!
- DẤU HIỆU SẮP SINH: Các dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ bầu cần lưu ý!
- Những dấu hiệu sắp sinh con so mẹ bầu cần phải biết
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!