Các loại cơn cơ thắt tử cung trong suốt thai kỳ mà thai phụ cần biết

Loại co thắt tử cung đầu tiên mà mẹ bầu cần biết là cơn co Braxtin Hicks là cơn co chuyển dạ giả (cơn co sinh lý), thường xuất hiện ở tuần thứ 6 và càng cảm nhận rõ hơn ở 6 tháng cuối thai kỳ. Nó là một dấu hiệu bình thường để cơ thể sẵn sàng cho chuyển dạ và không làm thay đổi cổ tử cung

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Co thắt tử cung biểu hiện như thế nào? Mẹ bầu cần nắm rõ các loại co thắt tử cung trong suốt thai kỳ cũng như biểu hiện như thế nào là bình thường và bất thường để có hướng điều trị phù hợp. ThS. BSNT. Lê Hữu Thắng, Bác sĩ nội trú Sản Phụ Khoa tại Trường Đại học Y Dược Huế cung cấp cách nhận biết 5 loại cơn co thắt cổ tử cung bao gồm:

  • Cơn co Braxton Hicks
  • Cơn co chuyển dạ sinh non
  • Cơn co chuyển dạ tiềm thời
  • Cơn co chuyển dạ hoạt động
  • Cơn co chuyển dạ thực sự

Cơn co Braxton Hicks

Co thắt tử cung biểu hiện như thế nào? Loại co thắt tử cung đầu tiên mà mẹ bầu cần biết là cơn co Braxton Hicks là cơn co chuyển dạ giả (cơn co sinh lý), thường xuất hiện ở tuần thứ 6 và càng cảm nhận rõ hơn ở 6 tháng cuối thai kỳ. Nó là một dấu hiệu bình thường để cơ thể sẵn sàng cho chuyển dạ và không làm thay đổi cổ tử cung.

(Nguồn: Vinmec)

Nguyên nhân của cơn cơ Braxton Hicks có thể do sản phụ vận động mạnh khi sinh hoạt hàng ngày hoặc trong lúc quan hệ tình dục. Bên cạnh đó việc sản phụ nhịn tiểu hoặc ít uống nước làm cơ thể mất nước cũng là 2 trong những nguyên nhân chính.

Đặc điểm của loạn cơn co này là:

  1. Chủ yếu xuất hiện ở bụng hơn ở lưng
  2. Xảy ra không đều, không thường xuyên và không tăng dần về cường độ
  3. Không đau đớn nhưng khiến sản phụ không thoải mái
  4. Cơn đau giảm khi nghỉ ngơi, đi bộ hoặc đi tiểu

Để gỉam cảm giác khó chịu do cơn co Braxton Hicks sinh ra bà bầu cần uống nhiều nước, tập hít thở đều, không ngồi lâu ở một tư thế mà phải thường xuyên vận động, thường xuyên massage, tắm nước ấm, thư giãn, tránh lo âu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Mách mẹ bầu 5 tư thế giúp cổ tử cung mở nhanh giúp chuyển dạ dễ dàng

Cơn co chuyển dạ sinh non

Là cơn co thực sự, xảy ra đều đặn trước 37 tuần. Trong một vài trường hợp  nghiêm trong, cơn co này là biểu hiện của việc sinh non. Nguyên nhân có thể đến từ việc sản phụ có tiền lệ sinh non trước đó. Sản phụ mang đa thai hoặc khoảng cách mang thai giữa các lần ngắn. Sản phụ có tình trạng cổ tử cung bất thường hoặc cổ tử cung ngắn. Ngoài ra việc có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, dùng thuốc trong thai kỳ, lạm dụng chất kích thích, béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn co này.

Cơn co chuyển dạ sinh non có thể được nhận biết qua các đặc điểm:

  1. Có hơn 5 cơn co gây đau mỗi giờ
  2. Cơn co tử cung thường xuyên, đều đặn
  3. Bụng cứng hơn
  4. Cảm thấy giống đau bụng kinh
  5. Chảy máu hoặc dịch âm đạo
  6. Đau âm ỉ vùng hông lưng dưới
  7. Đau và căng tức bụng
  8. Cảm giác đè nặng vùng chậu
  9. Vỡ ối
Khi gặp các cơn co dạng này, phụ nữ nên tắm nước ấm, nằm nghiêng một bên và dùng gối kê sau lưng sau đó theo dõi cơn co trong 1 giờ. Hãy đếm số phút từ lúc bắt đầu có 1 cơn co đến khi có cơn co kế tiếp. Nếu có hơn 4-5 cơn/giờ, đó là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Cơn co chuyển dạ tiềm thời

Là cơn cơ xảy ra ở giai đoạn chuyển dạ sắp sinh. Lúc này cổ tử cung đã mở khoảng 4cm. Sản phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu, giống nhu đau bụng kinh từ nhẹ đến vừa.

Cơn co chuyển dạ tiềm thời là cơn cơ xảy ra ở giai đoạn chuyển dạ sắp sinh (Nguồn: Bệnh viện Medlatec)

Thai phụ phân biệt loại cơn cơ này bằng các dấu hiệu sau:
  1. Thời gian cơn co không đều, khoảng 30-40 giây/cơn
  2. Mỗi cơn co cách nhau 5-20 phút
  3. Đau âm ỉ ở lưng
  4. Cơn co thắt mạnh
  5. Khó thở
  6. Cảm giác đè nặng vùng chậu
  7. Đau lan từ sau ra trước
Phụ nữ sinh con lần đầu có thể chuyển dạ tiềm thời trong vài giờ mà cổ tử cung không có dấu hiệu mở ra. Lúc đó thai phụ nên đến bệnh viện hoặc gọi bác sĩ. Xem thêm:

6 dấu hiệu bụng tụt cực chính xác mẹ bầu cần lưu ý để sẵn sàng với cơn chuyển dạ

Cơn co chuyển dạ hoạt động

Đây là những cơn co gây đau rõ rệt và là dấu hiệu sắp sinh. Cơ tử cung cần co giãn để bắt đầu việc thúc đẩy em bé đến gần cổ tử cung, chuẩn bị ra khỏi cơ thể mẹ. Lúc này cổ tử cung mở 4-10 cm. Trong giai đoạn này, sản phụ cũng có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, ớn lạnh, bốc hỏa, đầy hơi.

Cơn cơ chuyển dạ hoạt động sẽ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Kéo dài 50-75 giây
  2. Cách nhau 2-3 phút
  3. Khiến thai phụ có cảm giác đè nặng và đau lưng vì em bé đang lọt
  4. Thai phụ có cảm giác muốn rặn mạnh

Cơn co chuyển dạ thực sự

Là cơn co gây đau nhất của quá trình chuyển dạ. Khi này cổ tử cung đã mở 7-10cm chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thực sự. Loại cơn co này:

(Nguồn: Vinmec)

  1. Kéo dài 60-80 giây
  2. Mỗi cơn đau cách nhau 2-3 phút..
  3. Cơn co xuất hiện cùng với áp lực đè nặng ở âm đạo và trực tràng.
  4. Sản phụ có thể buồn nôn, nôn và run rẩy.

Nhận biết “Co thắt tử cung biểu hiện như thế nào” sẽ giúp cho thai phụ có những đánh giá tốt nhất cho tình trạng của mình và kịp thời điều trị nếu xảy ra tình trạng bất thường. Các cơn co thắt trong quá trình chuyển dạ là cần lưu ý nhất. Để giảm những cơn co loại này, trước khi chuyển dạ sản phụ nên ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, thường xuyên vận động, thường xuyên massage lưng và chân. Ngoài ra có thể tập thiền hoặc yoga để có thêm năng lượng chuẩn bị cho cuộc sinh nở.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: 5 kiểu cơn co tử cung trong thai kỳ và những điều sản phụ cần biết – Yhoccongdong.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan