Mẹ cần chú ý gì khi có thai sau sinh mổ 17 tháng?

Có thai sau khi sinh mổ 17 tháng sẽ làm tăng nguy cơ nứt vỡ tử cung tại vị trí vết mổ, đặc biệt là đối với những thai phụ có sức khỏe không tốt, tình trạng vết mổ chưa hồi phục hoàn toàn. Hiện tượng bục vết mổ cũ có thể xuất hiện vào những tuần thai cuối khi thai nhi ngày càng tăng trưởng, khiến tử cung phải chịu áp lực ngày 1 lớn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thai sau sinh mổ 17 tháng có nguy hiểm không? Có thể giữ bé an toàn cho đến khi mẹ tròn con vuông bằng cách nào? Có thai sau sinh mổ 17 tháng không phải là thời điểm quá sớm vì cộng thêm cả thời gian mang thai 9 tháng thì về cơ bản vết mổ của các mẹ đã lành.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thời điểm mang thai thích hợp nhất sau sinh mổ
  • Có thai sau sinh mổ 17 tháng có nguy hiểm không?
  • Đảm bảo an toàn cho mẹ bầu có thai sau sinh mổ 17 tháng

Thời điểm mang thai thích hợp nhất sau sinh mổ

Sinh mổ được chứng minh là biện pháp an toàn, ít biến chứng và rủi ro hơn so với sinh thường. Tuy nhiên, sản phụ cần nhiều thời gian hồi phục hơn sau ca phẫu thuật sinh mổ. Vì vậy khoảng cách an toàn để có thai lại sau khi sinh mổ được các chuyên gia y tế khuyến cáo là cần ít nhất từ 2 năm trở lên bởi những lý do sau:

  • Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không? Toàn bộ các cơ quan sinh sản bên trong cơ thể mẹ cần tối thiểu 3 tháng mới có thể hoạt động trơn tru như trước đây. Nếu không bị nhiễm trùng, vết mổ ngoài da chỉ cần từ 7 – 14 ngày là có thể lành lại nhưng vết mổ ở thân tử cung và thành bụng cần thời gian lâu hơn để phục hồi
  • 18 - 23 tháng là độ giãn cách phù hợp, giúp cho sự đàn hồi của tử cung có thể đảm bảo an toàn cho lần mang thai tiếp theo. Đối với trường hợp sản phụ bị băng huyết, thể trạng yếu hoặc gặp biến chứng khác thì nên đợi lâu hơn để giúp cơ thể hồi phục trước khi mang thai lại
  • Mất nhiều máu trong ca sinh mổ khiến cơ thể phụ nữ yếu sức hơn hẳn và cần có thời gian để tái tạo hồng cầu và lấy lại trạng thái thể chất tốt nhất
  • Mang thai lại quá sớm sau sinh mổ có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và đặt lên vai người phụ nữ cả các vấn đề về kinh tế cũng như các mối quan hệ gia đình, xã hội khi vừa mang bầu, vừa chăm con nhỏ.

Mẹ đã biết chưa?

Có thai sau sinh mổ 17 tháng có nguy hiểm không?

Có thai sau sinh mổ 17 tháng không phải là thời điểm quá sớm vì cộng thêm cả thời gian mang thai 9 tháng thì về cơ bản vết mổ của các mẹ đã lành. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động khác nhau nên có không ít trường hợp, khi mang bầu lại sau 1,5 năm kể từ lần mổ trước đó, mẹ vẫn có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro, gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nứt vỡ tử cung

Mang thai là quá trình kéo dài suốt hơn 9 tháng. Cùng với sự trưởng thành của thai nhi là sự tăng lên tương xứng về thể tích của tử cung. Lớp tử cung sẽ giãn ra để đảm bảo đủ không gian nuôi dưỡng bé. Những tác động từ ca sinh mổ lần trước ít nhiều đã làm giảm khả năng đàn hồi của thành tử cung và tổ chức quanh vết mổ không co giãn tốt được như trước.

Vì vậy, việc có thai sau khi sinh mổ 17 tháng sẽ làm tăng nguy cơ nứt vỡ tử cung tại vị trí vết mổ, đặc biệt là đối với những thai phụ có sức khỏe không tốt, tình trạng vết mổ chưa hồi phục hoàn toàn. Hiện tượng bục vết mổ cũ có thể xuất hiện vào những tuần thai cuối khi thai nhi ngày càng tăng trưởng, khiến tử cung phải chịu áp lực ngày 1 lớn hơn.

Tăng tỷ lệ bất thường ở nhau thai

Thời gian sinh nở giữa 2 lần mang thai càng gần nhau, tỷ lệ xuất hiện các bất thường về nhau thai càng cao, nhất là biến chứng nhau cài răng lược. Khi nhau thai bám chặt vào thành tử cung ở phía dưới, bao phủ toàn bộ hoặc 1 phần cổ tử cung nhưng không bong tróc tự nhiên được sau khi sinh thì phải tiến hành can thiệp bằng cách bóc nhau thai. Quá trình này có thể làm mất nhiều máu, thậm chí phải cắt bỏ toàn bộ tử cung để bảo toàn tính mạng của sản phụ trong trường hợp nhau thai ăn quá sâu. Có thai sau sinh mổ 18 tháng cũng sẽ có nguy cơ tương tự.

Ngoài ra, hiện tượng nhau bong non, nhau tiền đạo cũng có khả năng xuất hiện ở những thai phụ từng bị tổn thương tử cung mà chưa phục hồi lại hoàn toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xuất huyết vết mổ, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mẹ trong thai kỳ

Khi thai nhi lớn lên, tử cung giãn ra có thể khiến vết khâu do sinh mổ bị rách dẫn đến xuất huyết. Tình trạng này có thể xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Có thai sau sinh mổ 17 tháng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tổn thương tới các cơ quan khác trong ổ bụng do sản phụ bị mất quá nhiều máu, sức đề kháng của cơ thể còn kém.

Thai làm tổ trên vết sẹo mổ cũ

Khi di chuyển và tìm nơi làm tổ trong tử cung, phôi thai có thể chọn nhầm vị trí do bám vào vết sẹo mổ để phát triển. Mức độ nguy hiểm của hiện tượng này cũng tương tự như trường hợp mang thai ngoài tử cung, có khả năng làm băng huyết nặng dẫn đến phải bỏ thai hoặc các gai nhau ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược, thậm chí xuyên thủng tử cung, đe dọa tính mạng thai phụ.

Ảnh hưởng với thai nhi

Những trường hợp mang thai sớm sau sinh mổ không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng phải đứng trước những bất lợi không nhỏ:

  • Quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng em bé luôn làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mang thai lần nữa trong thời gian gần nhau sẽ không thể đảm bảo sức khỏe cho thai phụ trong việc nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Sự thiếu hụt này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non (ra đời trước tuần 36 – 37), trẻ nhẹ cân (nhẹ hơn 2,5kg, dưới mức tiêu chuẩn). Em bé sinh ra trong trường hợp này có nguy cơ kém phát triển về thể chất và trí tuệ nhiều hơn so với bình thường, đặc biệt là các vấn đề về đường tiêu hóa, hô hấp, vàng da, suy giảm thính giác...
  • Có thai sau sinh mổ 17 tháng cũng gây ra nhiều thiệt thòi về dinh dưỡng và tình cảm cho cả em bé trước và sau, thấy rõ nhất trong những trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ

Mẹ nuôi bú song song cần lưu ý gì?

Vừa nuôi con bằng sữa mẹ vừa mang thai đòi hỏi thể chất của người mẹ phải rất tốt. Mỗi ngày mẹ bầu sẽ cần thêm 500 calo cho việc cho con bú và 300 calo cho việc mang thai. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, mẹ cần uống vitamin trước khi sinh. Bên cạnh đó hãy áp dụng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sau khi sinh. Việc bổ sung các loại ngũ cốc, chất béo tốt, rau củ có màu đậm và protein rất cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ hãy uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày.

Ưu tiên chăm sóc con là điều nên làm nhưng mẹ bầu cũng nên để bản thân được ngủ đủ. Vì vậy hãy tranh thủ sự giúp đỡ của người nhà để có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ lẫn con.

Mẹ đã biết chưa?

Có thai sau sinh mổ không lâu nguy hại như thế nào?

3 bệnh có thể ảnh hưởng đến các em bé sinh mổ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đảm bảo an toàn cho mẹ bầu có thai sau sinh mổ 17 tháng

Không nhất thiết mọi thai phụ rơi vào trường hợp có thai sau sinh mổ 17 tháng đều phải chỉ định bỏ thai. Cơ hội mẹ tròn con vuông là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu khả năng mang thai nằm trong giới hạn cho phép, các mẹ bầu đừng quên theo dõi sát sao thai kỳ và tuân thủ những lưu ý quan trọng sau nhằm hạn chế thấp nhất những nguy hiểm có thể gặp phải trong lần mang thai và sinh mổ này:

  • Sớm nhận biết dấu hiệu có thai sau sinh mổ để kịp thời thăm khám và đảm bảo thai kỳ an toàn
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn đa dạng. Một số vi chất còn thiếu có thể sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung thêm sau các xét nghiệm cần thiết
  • Kiểm soát cân nặng để không làm tăng nguy cơ nứt vỡ tử cung do thai nhi quá lớn
  • Làm việc vừa phải, tránh mang vác vật nặng ảnh gây ảnh hưởng tới vết mổ cũ. Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái.
  • Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kì như đau lưng, mất ngủ, chuột rút…
  • Có thai sau sinh mổ 17 tháng có thể sẽ cần phải khám thai và xét nghiệm nhiều hơn. Hãy trao đổi thường xuyên với bác sĩ và tuân thủ lịch đã định. Khi có bất cứ vấn đề bất thường nào cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra

Lời ngỏ

Ngay khi biết mình có thai sau sinh mổ, các mẹ bầu cần sớm đến các cơ sở y tế và tiến hành thăm khám cũng như làm các xét nghiệm cần thiết. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của vết thương sinh mổ trước đó, các bác sĩ sẽ có những đánh giá bước đầu về mức độ an toàn hay rủi ro có thể gặp phải trong thời gian mang thai. Vì vậy, việc làm này cũng giúp cho sản phụ và người thân có sự chuẩn bị trước về tâm lý và chủ động hơn trong chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi