Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung thì có kinh nguyệt không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mang thai, kinh nguyệt của bạn sẽ tạm dừng. Bỗng dưng phát hiện có kinh nguyệt sau khi que thử thai đã lên hai vạch, bạn tự hỏi đó có phải là dấu hiệu thai ngoài tử cung hay không. Có thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Nếu có kinh nguyệt thì mẹ bầu nên xử lý như thế nào?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình ThạnhTP.HCM.

Câu hỏi: Thấy máu kinh sau khi thử thai lên 2 vạch là vì sao? Đâu là cách nhận biết thai ngoài tử cung sớm nhất? Có cách nào đề phòng hay không?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:

Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu báo người phụ nữ đã mang thai. Thông thường, hiện tượng này sẽ kết thúc sau 2 - 5 ngày. Điểm khác biệt so với kinh nguyệt đó là máu sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày ngắn ngủi. Thêm vào đó, hiện tượng ra máu khi mang thai có thể cho ra máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu và có lẫn một chút dịch nhầy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu bạn thấy máu kinh khi mang thai thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: thai ngoài tử cung, thai lưu, dọa sẩy thai, sẩy thai, nhau tiền đạo,... Trong đó, thai ngoài tử cung là một tình trạng nghiêm trọng cần phải xử trí ngay lập tức.

Triệu chứng ban đầu của thai ngoài tử cung có thể giống như một thai kỳ bình thường bao gồm một số dấu hiệu như: trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng. Các dấu hiệu khác gồm ra huyết âm đạo bất thường kèm đau bụng vùng hạ vị. Khi thai ngoài tử cung phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện. Nếu khối thai ngoài vỡ, có thể khiến bạn đột ngột đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vai, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Để phòng ngừa tình trạng thai ngoài tử cung, bạn nên: 

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, sau sinh đẻ, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế nạo phá thai
  • Kiểm tra định kì để sớm phát hiện có thai. Thêm vào đó, bạn cần siêu âm và làm các xét nghiệm đánh giá để chắc chắn thai đã phát triển bình thường trong buồng tử cung.
  • Không hút thuốc lá

Tại sao mang thai vẫn thấy có máu kinh?

Theo lẽ thường, sau khi bạn mang thai, kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời. Tuy nhiên, không ít trường hợp các mẹ bầu vẫn thấy máu kinh sau khi thử thai lên 2 vạch. Trên thực tế, việc thấy máu trong giai đoạn này không phải là hiện tượng kinh nguyệt.

Nhầm lẫn với máu báo thai

Máu báo thai xuất hiện từ 7 đến 10 ngày sau khi quan hệ. Đặc điểm nổi bật là máu màu đỏ tươi, không kèm dịch nhầy, ra ít và nhỏ giọt. Thời gian xuất hiện kéo dài từ 3 tới 5 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lượng máu cũng như màu máu thai sẽ khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, có nhiều mẹ lầm tưởng máu báo thai là máu kinh, nhất là những mẹ có kinh nguyệt không đều.

Túi ối chưa phát triển

Thực tế có những tình trạng thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyệt. Tình trạng này được giải thích là do túi ối chưa phát triển. Vì thế, vẫn còn khoảng trống giữa niêm mạc túi ối và niêm mạc tử cung. Niêm mạc tử cung vẫn bong tróc dẫn tới trường hợp chảy máu.

Dọa sảy thai

Hiện tượng này thường xảy ra ở những tuần đầu của thai kỳ. Trứng được thụ tinh chưa dính chắc chắn vào tử cung nên dễ bị bong ra, đặc biệt là khi mẹ bầu làm việc nặng hoặc té ngã. Tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách và kịp thời, mẹ vẫn có thể có được thai kỳ trọn vẹn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai ngoài tử cung

Đây là khái niệm dùng để chỉ các trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác ngoài tử cung. Hay thấy nhất là thai ở vòi trứng. Khi thai vỡ sẽ có máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của thai phụ.

Dấu hiệu thường gặp của người có thai bên ngoài tử cung là trễ kinh hoặc rong huyết. Lượng máu ra do thai ngoài tử cung thường ít, bầm đen và không đông lại. Thai ngoài tử cung sẽ không thể giữ được.

Thường ở tháng đầu tiên của thai kỳ, một số mẹ vẫn chưa biết mình có thai nên lầm tưởng các triệu chứng trên là kinh nguyệt. Tuy nhiên, với những trường hợp chảy máu kèm với các dấu hiệu bất thường như đau bụng và co rút mạnh, liên tục, chóng mặt, thậm chí là ngất, máu có màu sắc bất thường,… nhất định các mẹ phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Triệu chứng mang thai ngoài tử cung

Trứng đã thụ tinh không bám vào tử cung mà bám vào ống dẫn trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung được gọi là mang thai ngoài tử cung.  Phát hiện và điều trị kịp thời giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm, tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh trong tương lai. Vì vậy, bạn nên liên hệ với bác sĩ khi thấy những dấu hiệu sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Buồn nôn và đau tức ngực
  • Đau dữ dội ở một bên của bụng, xương chậu, vai hoặc cổ
  • Chảy máu âm đạo từ nhẹ đến nặng
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Áp lực lớn lên trực tràng

Chăm sóc mẹ mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho người mẹ. Ngoài ra, phôi thai sẽ không thể phát triển bình thường. Vì vậy, cần loại bỏ phôi thai càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản lâu dài của người mẹ. Tùy thuộc vào vị trí của thai ngoài tử cung và sự phát triển của phôi, bác sĩ sẽ quyết định cho bạn dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Sau khi loại bỏ phôi thai, bạn có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ. Sau đó có thể xuất hiện cục máu đông nhỏ. Hiện tượng này có thể kéo dài đến sáu tuần sau thủ thuật của bạn. Bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Không nâng bất cứ thứ gì nặng hơn 5kg
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón
  • Hạn chế quan hệ tình dục, không sử dụng tampon và thụt rửa âm đạo
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Sau đó tăng cường hoạt động trong những tuần tiếp theo tùy theo sức khỏe thực tế.
  • Luôn thông báo cho bác sĩ nếu cơn đau của bạn tăng lên. Hoặc khi bạn cảm thấy có điều gì đó khác thường.

Hầu hết các mẹ đã từng mang thai ngoài tử cung vẫn sẽ tiếp tục mang thai khỏe mạnh sau này. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề liên quan đến thai sản từ trước, nguy cơ mang thai ngoài tử cung sẽ cao hơn. Vì vậy, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh lý có liên quan trước đó. Ví dụ như bạn đã từng sảy thai, phẫu thuật ống dẫn trứng, cổ tử cung, u xơ...

Hãy tự chăm sóc bản thân sau mất mát này bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh và tập thể dục khi có thể. Nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục mang thai và sinh con khỏe mạnh. Khi bạn đã sẵn sàng mang thai lại, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng thai kỳ sau này của bạn là một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le