Có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ bị viêm tai giữa có nên tiêm phế cầu? Tuy viêm tai giữa có thể điều trị được nhưng hiện nay, vi khuẩn phế cầu gây bệnh viêm tai giữa đã đề kháng nhiều loại kháng sinh, khiến quá trình điều trị bệnh ngày càng khó khăn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vacxin điều trị viêm tai giữa có nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có, trẻ bắt đầu bước vào tuần 5 – 6 tuần tuổi thì nên được tiêm mũi tiêm này để phòng bệnh.  Cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé!

  • Viêm tai giữa là gì?
  • Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
  • Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa và các nguy cơ của viêm tai giữa ở trẻ
  • Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ
  • Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?
  • Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào?

Viêm tai giữa là gì?

Bệnh viêm tai giữa là bệnh do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai, khiến tai bị tổn thương và viêm nhiễm. Bệnh thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi và có thể tái phát nhiều lần trong năm, thậm chí phải phẫu thuật nếu tình trạng bệnh diễn biến xấu.

Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính (viêm nhiễm dai dẳng, kéo dài, dịch chảy liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ) và viêm tai giữa có dịch tiết (bệnh không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ có cảm giác đầy, nặng tai). Trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không? Câu trả lời là có.

Xem thêm

Học ngay cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho trẻ nhỏ

Nước vôi nhì là gì? Dùng như thế nào để trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa 

  • Màng nhĩ phồng hoặc không di động khi bơm khí vào tai
  • Đau tai
  • Có dịch chảy ra từ tai
  • Sốt cao (từ 30 độ C trở lên) và có thể kèm co giật
  • Trẻ quấy khóc
  • Bỏ bú, kén ăn, nôn trớ
  • Tiêu chảy

Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa và các nguy cơ của viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là một bệnh do vi khuẩn sinh sôi và phát triển bên trong tai khiến tai bị tổn thương và xuất hiện viêm nhiễm. Viêm tai giữa có các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Đau tai
  • Có dịch tràn ra từ bên trong
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc
  • Sốt cao từ 30 độ trở lên kèm theo tiêu chảy
  • Nên cho trẻ tiêm phòng viêm tai giữa từ lúc 5 – 6 tuần tuổi nhằm ngăn ngừa các nguy cơ sau đây:
  • Gây khiếm thính nếu tình trạng quá nặng
  • Mưng mủ tai gây đau nhức
  • Ảnh hưởng đến não khiến trẻ chậm nói do nghe kém ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ
  • Có thể dẫn đến viêm màng não, viêm não, viêm não áp xe hoặc thủng màng nhĩ

Vì vậy ba mẹ nên đưa trẻ tiêm phòng khi đủ tuổi và đưa trẻ đến trực tiếp bệnh viện nếu có các dấu hiệu xuất hiện viêm tai giữa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa dù ở dạng nào cũng đều liên quan đến tình trạng khiếm thính ở người bệnh. Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp tính nếu không được xử lý đúng cách có thể gây chảy mủ, chảy dịch.

Bệnh thường có diễn tiến nhanh và để lại những di chứng nặng nề như giảm thính lực, khiến trẻ phản ứng chậm hơn trẻ khác, ảnh hưởng đến việc học tập, tiếp thu, thậm chí trường hợp nặng, trẻ có thể bị biến chứng thủng màng nhĩ, mất thính lực, viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não,…

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I – TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết:

“Phế cầu khuẩn gây bệnh viêm tai giữa thường trú ngụ sẵn trong hầu họng của trẻ em và người lớn. Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ hay người lớn tuổi có sức đề kháng yếu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ nhỏ thường dễ bị viêm tai giữa là do mẹ cho bé bú nằm, hoặc vừa nằm ngủ vừa ngậm bình sữa, cũng có thể do trẻ thuộc nhóm trào ngược trẻ dễ ọc từ họng lên tai. Trẻ bị sổ mũi, viêm mũi cũng có thể dẫn đến viêm tai. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến cách chăm sóc bé, cách cho bé bú, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, làm sạch mũi và tiêm ngừa vắc xin viêm tai giữa cho bé để ngăn ngừa bệnh.

Khi phát hiện bé bị viêm tai giữa, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị, nếu chậm trễ, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.”

Xem thêm

Trẻ bị đi kiết khác gì với trẻ bị tiêu chảy và lời khuyên hữu ích cho bố mẹ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tốt nhất dành cho ba mẹ

Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ bị viêm tai giữa có nên tiêm phế cầu? Tuy viêm tai giữa có thể điều trị được nhưng hiện nay, vi khuẩn phế cầu gây bệnh viêm tai giữa đã đề kháng nhiều loại kháng sinh, khiến quá trình điều trị bệnh ngày càng khó khăn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ có thể cho bé dùng kháng sinh mạnh, liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau mà chưa chắc đã đáp ứng. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa cho trẻ không thì đáp án rõ ràng là có và rất nên. Mẹ nên bắt đầu tiêm vắc xin này cho trẻ từ 5 – 6 tuần tuổi.

Việt Nam hiện có 2 loại vắc xin phế cầu giúp bé ngăn ngừa viêm tai giữa là:

  • Synflorix (Bỉ): Phòng 10 chủng phế cầu, trong đó có chủng phế cầu gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ dưới 5 tuổi
  • Prevenar 13 (Anh): Phòng 13 chủng phế cầu, phù hợp cho trẻ từ 6 tuần tuổi

Ngoài ra, bé cũng nên được tiêm cả vắc xin cúm vì loại vắc xin này có thể giảm thiểu 70 – 80% nguy cơ mắc bệnh. Các loại vắc xin này mẹ nên tiêm nhắc lại cho bé mỗi năm một lần vì virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm.

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào?

Trẻ bị viêm tai giữa nên làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vệ sinh tai, mũi sạch sẽ cho bé

  • Nếu tai bé có chảy dịch mủ, mẹ không lau quá sâu, cũng không được dùng bông bịt kín tai mà hãy để dịch chảy ra ngoài một cách tự nhiên.
  • Không để nước vào tai bé khi tắm
  • Dùng thuốc nhỏ tai theo sự chỉ định và toa thuốc của bác sĩ.
  • Ngoài vệ sinh tai, mẹ còn cần rửa mũi thường xuyên cho bé 2-3 lần mỗi ngày

Cho bé bú đúng cách

  • Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ tiếp tục cho bé bú và có thể cân nhắc tăng số lần bú lên
  • Với trẻ bú bình, mẹ giữ trẻ ở tư thế ngồi thẳng khi bú, tránh cho bú khi trẻ đang nằm

Chế độ sinh hoạt

  • Rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bé
  • Không bé bị bệnh, mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng.
  • Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá

Vừa rồi là những thông tin trả lời cho thắc mắc có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ hay không. Câu trả lời là có. Khi trẻ được 5 tuần tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm phòng viêm tai giữa để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.

Nguồn thông tin từ VNVC

Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Xem ngay:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy