Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ? Nên quấn cho bé đến khi nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ? Để trả lời được câu hỏi này, mẹ cần nắm rõ về cơ chế giấc ngủ và phản xạ bé thường gặp khi nào đời.

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ?

Quấn bé sơ sinh có lẽ chưa phổ biến lắm với nhiều mẹ ở Việt Nam vì người xưa thường quan niệm rằng quấn bé sẽ khiến con không lớn được, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ hoặc làm bé khó chịu.

Thực tế, quấn bé là một trong các phương pháp được mẹ phương tây áp dụng từ rất lâu bởi nhiều lợi ích như sau:

Giúp bé ngủ ngon hơn, ít khóc hơn

Các nghiên cứu cho thấy, bé quấn tã ngủ ngon hơn khi nằm ngửa, không bị lật sấp (giảm nguy cơ đột tử) và ít thức giấc vì phản xạ Moro (còn gọi là phản xạ giật mình), nhờ đó bé ngủ sâu hơn, dài hơn.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa của Mỹ tháng 10/2006 cũng cho thấy việc quấn tã giúp các bé dưới 8 tuần tuổi ít khóc hơn.

C ó nên quấn bé sơ sinh khi ngủ – Quấn giúp bé có cảm giác như trong bụng mẹ

Quấn trẻ sơ sinh được ra đời với công dụng giúp mô phỏng lại môi trường sống trong bụng của bé. Đó là thế giới không trọng lượng, bé được bao bọc bởi nước ối chật hẹp nhưng vô cùng ấm áp. Khi chào đời, môi trường sống này của con bị thay đổi trong tích tắc.

Con cảm nhận được trọng lượng bên ngoài, mọi thứ quá rộng rãi, âm thanh ồn ào, ánh sáng mạnh, … Tất cả đều có thể khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị giật mình, dẫn đến con khó ngủ và quấy khóc.

Với những công dụng như trên, lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa là mẹ nên quấn cho bé sơ sinh khi ngủ. Tuy nhiên quấn thế nào cho đúng cách và quấn đến khi bé mấy tháng là hợp lý?

Cách quấn cho bé sơ sinh

Theo mẹ Hachun, đồng tác giả của bộ sách Nuôi con không phải là cuộc chiến giải thích về cách quấn đúng cho trẻ như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Trẻ em lớn nhanh nhất khi ngủ. Chu kỳ rem- chu kỳ ngủ động, chu kỳ ngủ mở mắt – của bé chiếm 50% thời gian ngủ, khi đó bé cử động ậm oẹ nhiều nhưng không dậy, không quấy. Nhiều người tưởng nhầm là bé thức. Đây là khi tế bào thần kinh và tế bào não nhân bản, tại sao bạn lại muốn gián đoạn nó? Nhiều bé sơ sinh ăn rất bình thường, nhưng ngủ tốt và ngủ đủ mà có thể tăng vượt bậc về cân nặng và chiều cao.
Kỳ lạ lắm: chẳng ăn mấy mà vẫn lớn ầm ầm.
Khi bị gián đoạn giấc ngủ REM này, hoặc tệ hơn bé bị thiếu ngủ nhiều, hãy hỏi lại chính mình: bé lớn làm sao được?
Mục tiêu của quấn là giúp bé cảm thấy an toàn như ở nhà mình – trong bụng mẹ, để bé ngủ lâu ngủ sâu và ngủ không gián đoạn. Đó là giúp bé phát triển.
Vậy, quấn đúng cách cho bé nên làm thế nào, mẹ có thể tham khảo video hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Mẹ nên quấn cho bé đến khi nào?

Khi còn rất bé, con thích được nằm trong lớp khăn êm ấm, nhưng chỉ một thời gian sau bé đã không còn thích sự bó buộc này nữa. Bạn có thể quan sát sự phát triển của con để biết khi nào bé không còn thích hợp với việc quấn khăn nữa. Đó là khi bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn khi ngủ như lăn qua lăn lại, đá chân, đập tay…

Nhiều mẹ chọn thời điểm sau khi bé biết lật để ngưng không dùng khăn quấn nữa. Cách đơn giản nhất là mẹ xem bé có tỏ ra khó chịu, giãy giụa và khóc nhiều khi được quấn khăn hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để “cai” quấn cho bé, đầu tiên, mẹ để một cánh tay của bé ở ngoài và thoải mái vận động khi ngủ. Khi thấy bé đã có thể ngủ ngon với một tay bên ngoài, sau vài ngày, mẹ đã có thể để cả hai tay của con tự do khỏi lớp khăn. Tiếp đến là phần chân và toàn thân.

Nếu bỏ quấn hoàn toàn, bé không còn giật mình và vẫn có thể tự nối lại giấc ngủ thì lúc đó nghĩa là quấn đã không còn cần thiết với bé nữa.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương