Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời là có và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, có thể dùng ống hút hoặc dụng cụ chữ U để hút mũi tại nhà.
Nội dung bài viết
- Khi nào trẻ sơ sinh cần phải hút mũi?
- Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
- Một số lưu ý cho cha mẹ
Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ thường mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp gây nghẹt mũi, khó thở. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ đã chọn giải pháp hút mũi để nhanh chóng xử lý tình trạng này. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng phải làm như vậy. Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo những lời khuyên thật bổ ích.
Khi nào trẻ sơ sinh cần phải hút mũi?
Một số trường hợp trẻ sơ sinh cần được hút mũi
Có nên hút mũi cho bé không? Câu trả lời là có bởi trẻ nhỏ không biết cách để khạc đờm ra. Do vậy việc trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp là do bị các chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang mũi và miệng. Cha mẹ nên biết tình huống nào cần và có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh trong một số trường hợp:
– Trẻ sơ sinh còn nhỏ bị nghẹt mũi nhưng không có khả năng tự hỉ mũi hay khạc đờm.
– Đang trong tình trạng sốt cao, co giật có biểu hiện khó thở
– Trẻ gặp các vấn đề khá nặng liên quan đến hô hấp: nhiễm khuẩn hô hấp trên, ho có đờm, ngạt mũi,…
– Hút mũi cho trẻ sơ sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp hút mũi có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi. Bởi trẻ dưới 2 tuổi không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc ra đờm do đó cần phải được hỗ trợ bởi các dụng cụ để lấy đờm ra ngoài. Khi trẻ lớn hơn, biết các khạc đờm theo hướng dẫn của người lớn thì việc thì việc hút mũi chỉ áp dụng khi trẻ mắc các bệnh lý nặng co giật, hôn mê…
Xem thêm
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?
Những dụng cụ hỗ trợ hút mũi ở trẻ sơ sinh – Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Tại bệnh viện, người ta thường sử dụng máy hút đờm cho bệnh nhân bị viêm mũi hay viêm phế quản. Tuy nhiên, áp lực hút của máy ổn định và khá mạnh. Vì vậy, có thể gây ra tình trạng xuất huyết niêm mạc sau khi hút đờm. Tốt nhất, việc hút đờm bằng máy ở trẻ nên có sự giám sát của các nhân viên y tế có chuyên môn.
Đối với trường hợp không nhập viện thì có nên hút mũi cho bé tại nhà hay không? Câu trả lời là có. Và các thao tác này chỉ được thực hiện khi có hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ có thể hút mũi cho trẻ bằng các dụng cụ hỗ trợ như: ống bơm, dụng cụ hình chữ V,… Mặc dù vậy, không nên quá lạm dụng việc hút mũi. Vì nó có thể dẫn đến những tổn thương không mong muốn ở niêm mạc mũi của trẻ.
Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Hút mũi trẻ sơ sinh bằng ống hút
– Bước 1: Giữ đầu trẻ nằm nghiêng sang một bên. Sau đó dùng dung dịch nước muối pha loãng nhỏ vào mũi từ 1-2 giọt. Lưu ý cố gắng giữ chất lỏng trong mũi trẻ ít nhất khoảng 10 giây.
– Bước 2: Đợi từ 2-3 phút sau, tiếp tục giữ đầu bé thấp hơn. Mục đích của việc làm này để dung dịch có thể vào sâu bên trong mũi. Nước muối pha loãng sẽ làm loãng chất nhầy mũi. Khi hiện tượng nghẹt mũi giảm dần, bé có thể dễ thở hơn.
– Bước 3: Bóp nhẹ nhàng ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài. Để ống bơm lại gần mũi trẻ sao cho ống bơm vừa hay bịt kín mũi bé. Sau đó, thả tay để tạo lực hút đưa chất nhầy ra ngoài.
– Bước 4: Sau khi hút xong một bên, cần làm sạch ống hút. Và thực hiện thao tác tương tự với bên còn lại.
Hút mũi bằng dụng cụ chữ U
Bước 1: Để đầu vòi lớn vào trong mũi bé. Đầu thon còn lại được nối với ống trụ dài để chứa chất nhầy sau khi hút ra.
Bước 2: Đưa đầu nhỏ còn lại lên miệng và hút. Số lượng chất nhầy lấy ra phụ thuộc vào lực hút của bạn mạnh hay yếu. Bạn không cần lo lắng về việc chất nhầy bị hút vào miệng. Nguyên nhân là do thiết kế cấu trúc đặc biệt của dụng cụ.
Bước 3: Sau khi hút mũi cho bé xong, bạn cần vệ sinh dụng cụ bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn.
Các phương pháp khác
Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp cho bé yêu hít thở dễ dàng hơn:
Xông hơi: Biện pháp này mang đến lợi ích tích cực với chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách làm lỏng dịch nhờn. Bạn hãy đun nước nóng và để hơi nước tích tụ trong phòng tắm, sau đó đưa bé vào phòng tắm khoảng 20 phút.
Máy tạo ẩm: Không khí trong khu vực phòng ngủ đủ ẩm cũng có thể giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mau hết nghẹt. Do đó bạn hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm và nhỏ thêm 1-2 giọt tinh dầu bạc hà nhằm hỗ trợ con yêu thở dễ dàng hơn nhé. Trên thực tế, ngay cả khi con bạn không bị ốm, máy tạo độ ẩm sẽ bổ sung độ ẩm vào không khí khô có thể giúp làm dịu làn da đang bị khô, kích ứng.
Tư thế ngủ: Nâng cao đầu của trẻ sơ sinh một chút có thể làm dịu ngạt mũi và hỗ trợ con hô hấp dễ dàng hơn đấy. Bạn hãy cuộn tròn 1 chiếc khăn móng rồi đặt sau đầu con khi bé ngủ là được.
Chà ngực cho bé: Bố mẹ có thể thực hiện xoa ngực cho bé bằng cách sử dụng kem dưỡng da đặc và các loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc và bạch đàn để giúp bé hết nghẹt mũi.
Một số lưu ý cho cha mẹ
Những vấn đề cha mẹ cần lưu ý
Niêm mạc mũi ở trẻ sơ sinh còn rất mỏng và dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, trong quá trình hút mũi cho trẻ cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
– Tiến hành vệ sinh vô trùng cho các dụng cụ hút mũi bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối pha loãng.
– Thực hiện các thao tác vệ sinh mũi thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc, gây nên hiện tượng chảy máu, sưng đỏ.
– Cha mẹ không nên tiến hành hút mũi quá thường xuyên. Tối đa chỉ thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày. Vì lực hút quá mạnh từ dụng cụ sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi ở trẻ.Thay vì thế, nên rửa mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc khi bé đang thức.
– Không sử dụng nước muối trong 4 ngày liên tục. Bởi nếu dùng quá nhiều chúng sẽ khiến mũi bị khô và làm tình trạng viêm mũi trở nên nặng hơn.
Dành cho mẹ
Cha mẹ nên tham khảo những lời khuyên của bác sĩ khi hút mũi trẻ sơ sinh
Qua bài viết trên đây, các bậc cha mẹ đã có lời giải đáp cho vấn đề có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh hay không? Hay khi nào nên hút mũi cho trẻ sơ sinh. Hút mũi là thao tác khá đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, với một số trường hợp, cha mẹ không nên tự xử lý nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. Hãy đưa trẻ đi khám để được tư vấn và có những hướng điều trị bệnh thích hợp nhất.
Có nên cho trẻ sơ sinh hút mũi bằng máy?
Chiếc máy hút dịch mũi giúp cho việc hút mũi trở nên đơn giản, tiện lợi hơn thay vì cách của ông bà ngày xưa là dùng miệng để hút mũi cho trẻ mà không mấy hiệu quả và hợp vệ sinh. Tuy nhiên, có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh? Có ảnh hưởng tới niêm mạc mũi của trẻ không?
Các thương hiệu uy tín sản xuất máy hút mũi đều chú ý đặc biệt từ khâu sản xuất chất liệu đến công nghệ hoạt động, bên cạnh đó còn cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, không làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh.
Phụ huynh hãy đảm bảo rằng sản phẩm mình mua được là một sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín, có bảo hành đầy đủ.
Xem thêm: